Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ

Thúy Hiền-Chủ nhật, ngày 23/04/2023 16:37 GMT+7

VTV.vn - Sau 3 năm vắng bóng, nghi lễ kéo co ngồi truyền thống đặc sắc của hội Đền Trấn Vũ quay trở lại khiến đông đảo người dân thích thú.

Lễ hội Đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội) diễn ra từ ngày 1/3 đến hết ngày 4/3 Âm lịch hàng năm. Chính hội diễn ra vào ngày 3/3 Âm lịch - ngày sinh của Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Lễ hội ôn lại những truyền thuyết từ ngàn xưa về Đức Thánh, vị thần tiêu trừ yêu ma, bảo vệ dân lành, giữ sự bình yên cho muôn dân, vạn vật và cũng là vị thần trị thủy, chống lũ lụt trong quan niệm tâm linh của người dân.

Trong ngày 22/04/2023 (tức ngày 3/3 năm Quý Mão), tại lễ hội Đền Trấn Vũ diễn ra nhiều hoạt động độc đáo. 

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 1.

Các đại biểu tới dự buổi lễ

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 2.

Lễ dâng hương của các làng trong khu vực.

Sau màn dâng hương là nghi lễ kéo co ngồi - một trong những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội Đền Trấn Vũ, tín ngưỡng có từ lâu đời. Năm nay có 3 đội tham gia, đó là 3 mạn: mạn Đường, mạn Chợ và mạn Đìa. Trước khi lễ trình diễn kéo co diễn ra, các mạn chuẩn bị lễ vật gồm mâm xôi, thủ lợn phủ mỡ chài rắc hoa hồng và tập trung trước sân đền làm lễ.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 3.
Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 4.

Các mạn làm lễ dâng hương báo cáo Đức Thánh trước khi tổ chức kéo co.

Theo các cụ cao niên, kéo co ngồi là trò diễn hầu Đức Thánh Linh Lang - vị thành hoàng làng. Theo đó, các đội chơi ngồi trên đất kéo co bằng dây song luồn qua một cây cột gỗ được chôn chặt xuống đất. Điều quan trọng hơn cả là ý nghĩa của nghi thức kéo co ngồi mang tính tâm linh, thể hiện mong muốn của cộng đồng là mang lại may mắn cho làng xóm.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 5.

Các đội lần lượt ra sân thi đấu.

Mỗi mạn gồm có 19 người, 1 tổng cờ và 3 ông tổ trưởng, phó điều khiển chốt nêm và rút nêm, hiệu lệnh trọng tài. Nam kéo co mỗi đội cởi trần, mặc quần cộc màu đỏ, chít khăn đỏ có in chữ từng mạn. 

Nét đặc sắc của nghi lễ kéo co ngồi là mỗi người đều dùng tay để ghì chặt cây song, chân đạp thành hố sâu dưới đất để tạo lực.  Vật để kéo là một dây song to, nhẵn, dài 30m. Cột mốc là một cột trụ, thường là gỗ lim, cỡ cột đình. Thân cột đục một lỗ tròn để luồn dây song. Cột chôn chắc dưới đất, lỗ luồn dây ở ngang đầu gối người lớn. 

Trước khi kéo, dây song được nêm chặt ở lỗ cột.  Các đội kéo co ngồi trên nền đất để kéo, người kéo co ngồi chân co chân duỗi và ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người bên kia của dây.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 6.

Nghi thức kéo co ngồi đền Trấn Vũ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 19/12/2014.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, việc tổ chức trình diễn nghi lễ "Kéo co ngồi" - Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Lễ hội Đền Trấn Vũ nhằm đưa đến cho nhân dân, khách thập phương xa gần cùng chiêm ngưỡng nghi lễ cổ của ông cha, tái hiện lại nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện mong muốn, khát vọng của người dân Ngọc Trì nói riêng, Thạch Bàn nói chung: cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, một cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc.

Một số hình ảnh khác tại lễ hội:

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 7.

Đại diện 3 đội làm lễ rước cây song.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 8.

Đông đảo người dân, du khách đến xem và cổ vũ cho các đội.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 9.

Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, các chàng trai dồn hết sức lực để kéo.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 10.
Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 11.

Tiêu chuẩn để chọn lựa người tham gia kéo co là gia đình gia giáo có 5 đời sinh sống ở làng trở lên, các chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ.

Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 12.
Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 13.
Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 14.
Kéo co ngồi: Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 15.

Bên cạnh trò chơi kéo co ngồi truyền thống còn có những nét văn hóa dân gian khác như viết chữ Nho, chơi ô ăn quan, tổ tôm, ném còn…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước