Phụ đề của "Squid Game" bị cáo buộc không được dịch đầy đủ, dịch kém so với nguyên gốc

A (Theo Korea Times)-Thứ bảy, ngày 09/10/2021 15:29 GMT+7

(Ảnh: CNN)

VTV.vn - Loạt phim ăn khách của Netflix, "Squid Game", đã gây ra một cuộc tranh cãi trực tuyến khi một số khán giả cho rằng phụ đề của nó đã không được dịch đầy đủ.

"Squid Game" hiện đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, được khán giả khắp thế giới theo dõi. Vào tuần trước, diễn viên hài người Mỹ gốc Hàn Youngmi Mayer đã đăng trên Twitter rằng bản dịch tiếng Anh cho bộ phim đã thay đổi ý nghĩa của lời thoại gốc.

"Tôi đã xem Squid Game với phụ đề tiếng Anh và nếu bạn không hiểu tiếng Hàn, bạn đã không thực sự được xem show này. Bản dịch quá tệ" - cô viết - "Cuộc đối thoại được viết rất tốt và không có gì trong số đó đã được giữ".

Nữ diễn viên sau đó đã chia sẻ một video cho thấy một số ví dụ từ phụ đề chú thích chi tiết cho phiên bản lồng tiếng Anh đã bị dịch sai.

Trong một cảnh quay, nhân vật Han Mi-nyeo (Kim Joo-ryeong) nói với một người bảo vệ: "Đi đi". Nhưng Mayer giải thích rằng dòng chữ có ý nghĩ thực tế là "Bạn đang nhìn gì?" và dòng phụ đề bị dịch sai sẽ dẫn đến việc bỏ sót rất nhiều tính cách của nhân vật Mi-nyeo.

Phụ đề của Squid Game bị cáo buộc không được dịch đầy đủ, dịch kém so với nguyên gốc - Ảnh 1.

Nhân vật Han Mi-nyeo (do Kim Joo-ryeong đóng) trong một cảnh phim Squid Game. (Ảnh: Netflix)

Cô ấy cũng chỉ ra phần mà Mi-nyeo cố gắng thuyết phục những người tham gia khác đưa cô ấy vào đội của họ, trong đó phụ đề nói: "Tôi không phải là thiên tài, nhưng tôi vẫn làm được". Mayer tuyên bố rằng câu thoại thực sự nên được dịch là: "Tôi rất thông minh, tôi chỉ là chưa bao giờ có cơ hội học tập". Điều này thể hiện rõ hơn nhân vật của cô như một nạn nhân của bất bình đẳng kinh tế xã hội.

Và lời dịch trực tiếp chính xác hơn sẽ là: "Tôi chỉ không cố gắng học tập, nhưng tôi thông minh đến khó tin".

Khi các dòng tweet và video của Mayar được lan truyền mạnh mẽ, nhiều người hâm mộ đã đồng ý rằng phụ đề của "Squid Game" dịch kém.

Một tài khoản mạng xã hội chia sẻ: "Vì vậy, nhiều người muốn xem phim/chương trình với ngôn ngữ gốc nguyên vẹn và sẵn sàng đọc phụ đề để duy trì trải nghiệm đó, nhưng bản dịch kém hoặc tệ hơn là lồng tiếng Anh khủng khiếp đã làm hỏng chất lượng của phim/chương trình".

Một số khán giả không phải là người nói tiếng Hàn đã rất ngạc nhiên khi biết rằng họ không được truyền tải sự phong phú của lời thoại gốc và rằng các bản dịch chính xác hơn có thể gợi ý các cách hiểu và sắc thái khác nhau.

Một người dùng đã viết: "Tôi thậm chí không nói được tiếng Hàn, nhưng tôi đã xem rất nhiều chương trình của Hàn Quốc. Thậm chí, tôi có thể nói rằng bản dịch rất tệ sau khi rất nhiều kính ngữ nhỏ và các cụm từ thông dụng không được dịch trong phụ đề".

"Show thật tuyệt vời, nhưng giờ tôi nhận ra nó thậm chí còn hay hơn tôi nghĩ. Thật xấu hổ khi thấy quá nhiều thứ bị mất đi trong bản dịch", một người dùng viết trên Twitter.

"Sự tẩy xóa văn hóa trong công việc dịch thuật là nỗi bất bình lớn nhất của tôi đối với việc sử dụng phương tiện truyền thông và khả năng đọc viết" - một người dùng khác viết - "Nó khiến tôi vô cùng tức giận vì thông tin ban đầu bị mất đi rất nhiều".

Tuy nhiên, một số người dùng mạng xã hội cũng bác bỏ nhận định "bản dịch kém" của "Squid Game", nói rằng những người dịch cũng đã tính đến những từ cụ thể có bản chất văn hóa, bao gồm kính ngữ hoặc những từ như "hyung" và "oppa" - những từ thân thiện được sử dụng trong tiếng Hàn để chỉ một người anh trai, tùy theo người nói là nam hay nữ.

Ví dụ, trong bản dịch tiếng Anh của bộ phim đoạt giải Oscar, "Parasite" (Ký sinh trùng), người dịch thay thế "Đại học Quốc gia Seoul" (trường được biết đến rộng rãi ở Hàn Quốc là trường được xếp hạng hàng đầu, danh giá nhất) với "Đại học Oxford". Sự lựa chọn này được cho là nằm trong một cố gắng giúp khán giả toàn cầu nắm bắt rõ hơn sắc thái của ngôi trường.

Một người dúng viết: "Dịch tiếng Hàn sang tiếng Anh khó quá. Bạn dịch trực tiếp hay dịch tình cảm? Người dịch ở đây có lẽ chỉ cố gắng giữ cho khán giả dễ đọc và theo kịp cốt truyện/nhân vật".

'Squid Game' - 'Ký sinh trùng' của truyền hình, dự đoán gặt hái nhiều giải thưởng khủng "Squid Game" - "Ký sinh trùng" của truyền hình, dự đoán gặt hái nhiều giải thưởng khủng

VTV.vn - "Squid Game" được cho là đủ điều kiện nhận giải Primetime Emmy và Netflix có thể tạo nên lịch sử truyền hình với phim này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

Squid Game

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước