Theo các nhà tổ chức, Khương Nhung là nhà văn Trung Quốc đầu tiên đoạt giải thưởng cao nhất của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới, song ông không thể tới nhận giải do lịch làm việc bận bịu, mà người bạn của ông là An Boshun đã tới nhận giải thay.
Tuy nhiên, từ Trung Quốc, Khương Nhung nhấn mạnh rằng, ông vô cùng hạnh phúc khi được trao giải của Hiệp hội các nhà văn Mông Cổ Thế giới và tình cảm của độc giả Mông Cổ dành cho tiểu thuyết của mình.
Cuốn tiểu thuyết “Totem Sói” được dựng thành phim.
“Tôi tôn trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống trên thảo nguyên bao la, vì vậy tôi thực sự phấn khích khi nhận được sự tôn vinh như vậy từ người dân ở Mông Cổ” - Khương Nhung nói.
Khương Nhung còn tuyên bố, ông đã quyết định dành toàn bộ tiền bản quyền từ tiểu thuyết Totem Sói phiên bản tiếng Mông Cổ và số tiền thưởng của giải Bichgiin Mergen cho một tổ chức bảo vệ môi trường ở đất nước này.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Wuhan Evening News, An Boshun nói rằng tiểu thuyết của Khương Nhung đoạt giải đã xóa tan những ý kiến cho rằng Totem Sói là một sự lừa gạt về văn hóa, những gì viết trong tiểu thuyết là không đúng sự thật. Tiểu thuyết chứng minh người Mông Cổ có niềm tin của mình và đặc biệt yêu quý loài sói.
Trước đó, nhiều nhà phê bình lại cho rằng, rất nhiều chi tiết trong phim sai lệch với lịch sử và văn hóa Mông Cổ. Trong một tuyên bố, nhà văn gốc Mông Cổ Guo Xuebo nói: “Totem Sói đã bóp méo nghiêm trọng lịch sử, văn hóa và triết lý của Mông Cổ.
Sói chưa bao giờ là biểu tượng của tộc người Mông Cổ. Sói chỉ là động vật tàn nhẫn, khát máu, tham lam, độc ác, ích kỷ và nguy hiểm. Bản năng của chúng không mang tinh thần đồng đội như mô tả trong phim và tiểu thuyết”.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.