“Toy Story” – Minh chứng cho sự phát triển của đồ họa Pixar

Hà Linh (Theo Indy 100)-Thứ ba, ngày 25/06/2019 08:30 GMT+7

(Ảnh: Geek Tyrant)

VTV.vn - “Toy Story 4” không chỉ là sự kết thúc của 24 năm loạt phim hoạt hình tuổi thơ mà còn là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của Pixar về công nghệ.

Vào năm 1995, phần đầu tiên của loạt phim Toy Story đã ra đời với sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Cho đến nay, sau 24 năm, Toy Story vẫn tiếp tục thu hút người xem thuộc mọi lứa tuổi, trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất của Disney. Đặc biệt, sau 3 ngày đầu công chiếu, phần 4 của loạt phim này đã trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu mở màn cao nhất mọi thời đại với 238 triệu USD toàn cầu.

Trải qua nhiều thay đổi, sau 24 năm, có thể nói Toy Story là minh chứng cho sự phát triển không chỉ về mặt nội dung mà cả về mặt công nghệ và đồ họa của hãng Pixar.

“Toy Story” – Minh chứng cho sự phát triển của đồ họa Pixar - Ảnh 1.

(Ảnh: Hollywood Reporter)

Toy Story 1995 đánh dấu bộ phim điện ảnh hoạt hình đầu tiên của Pixar sử dụng công nghệ 3D, đồng thời cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử điện ảnh được sản xuất bằng máy tính. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ êkip đã phải hoạt động hết công suất và trải qua nhiều khó khăn để mang đến một bộ phim hoàn chỉnh như vậy. Theo thông tin từ Reddit, Pixar đã phải sử dụng 117 máy tính chạy 24/7 để có thể tạo ra Toy Story 1995. Dĩ nhiên, những phần sau đó đã được làm dễ dàng hơn nhờ công nghệ hiện đại.

Hãy cùng nhìn sự thay đổi của đồ họa Pixar qua hình ảnh của Toy Story 1995 (trái) và Toy Story 4 2019 (phải):

“Toy Story” – Minh chứng cho sự phát triển của đồ họa Pixar - Ảnh 2.

Nhà thiết kế sản xuẩt Bob Pauley thừa nhận, vào những năm 1995, khi công nghệ chưa phát triển, họ cảm thấy việc vẽ trên công nghệ 3D quá khó khăn khi phải để ý từng chi tiết. Đó là lí do rất nhiều khung hình trong "Toy Story" 1995 được chiếu cận cảnh. (Ảnh: Indy 100)

“Toy Story” – Minh chứng cho sự phát triển của đồ họa Pixar - Ảnh 3.

Nhân vật thay đổi nhiều nhất có lẽ chính là cậu chủ Andy. So với phiên bản năm 1995, Andy của 2019 trông có sức sống và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng, họ đã quá quen với hình ảnh của Andy 1995, vì vậy, Andy phiên bản mới khiến họ cảm thấy xa lạ và mất đi một phần tuổi thơ. (Ảnh: Metro)

“Toy Story” – Minh chứng cho sự phát triển của đồ họa Pixar - Ảnh 4.

Nhân vật Bo Peep (bạn gái của Woody) đã biến mất ở phần 3, nay trở lại hoàn toàn khác biệt trong phần 4. Không chỉ tính cách nhân vật đã bị thay đổi, ngay cả tạo hình của Bo Peep cũng đã khác đi rất nhiều. Nếu như phiên bản 1995 khiến Bo Peep mang dáng vẻ búp bê nhiều hơn, thì phiên bản mới của Bo Peep lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết với đôi mắt sắc bén cùng những hành động dứt khoát.

“Toy Story” – Minh chứng cho sự phát triển của đồ họa Pixar - Ảnh 5.

Trong khi đó, nhân vật Mr. Potato Head lại không có quá nhiều thay đổi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này được cho là để tôn vinh nam diễn viên lồng tiếng tài năng Don Rickles, người đã qua đời vào năm 2017. (Ảnh: Indy 100)

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước