Hiện hoạt động cải tạo quy mô lớn và trên diện rộng các cấu trúc địa lý tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn đang tiếp tục diễn ra. Điều đáng nói những cấu trúc địa lý, hay những thực thể này đều là những đối tượng mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Không những thế, cách thức mà Trung Quốc tiến hành thay đổi các thực thể này cũng gây lo ngại lớn, đó là việc sử dụng máy móc nạo hút cát và san hô từ những rặng san hô xung quanh để bồi đắp, tôn tạo các thực thể, gây tổn hại tới môi trường sinh vật biển, đe dọa trực tiếp đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Những hình ảnh vệ tinh đều cho thấy Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động cải tạo quy mô lớn và trên diện rộng, làm thay đổi cấu trúc của các thực thể địa lý hay các cấu tạo biển mà nước này đang chiếm đóng.
Tại đá chữ Thập, từ một tiền đồn chỉ rộng hơn 1.000 m2, hiện nay diện tích đất mà Trung Quốc cải tạo phi pháp trên Đá Chữ Thập đã lên tới 900.000 m2, đủ lớn để xây dựng trên đó đường băng, bến cảng cùng nhiều công trình quân sự và dân sự khác.
Tại đá Xu Bi, tháng 1 năm 2015, đá Xu Bi lúc này mới chỉ có căn cứ quân sự và tháp mái vòm radar ở phía nam cùng với bãi đáp trực thăng. Chỉ sau hơn 3 tháng triển khai, những khu đất mới được nạo vét và bồi đắp lên.
Hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng các đảo nhân tạo còn được tiến hành trên những thực thể địa lý khác mà Trung Quốc đang chiếm đóng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!