Xuất phát từ những lý do tưởng như rất chính đáng: sửa mũi nhiều lần vì phẫu thuật thẩm mỹ hỏng hay chưa như ý, sau 2 năm với 7 lần sửa mũi, chị X. đã phải đến điều trị tâm lý bởi không thể dừng việc phẫu thuật thẩm mỹ. Theo các chuyên gia tâm lý, các dấu hiệu để nhận biết chứng "nghiện" phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm: Luôn nghĩ về khiếm khuyết hình thể của mình và nhận xét ngoại hình người đối diện, soi gương thường xuyên và luôn cảm thấy không hài lòng, đột nhiên trang điểm và dùng trang phục, trang sức nổi bật để so sánh với người khác, liên tục hỏi về ngoại hình của mình nhưng lại không tin nhận xét tích cực, tìm kiếm hỏi thăm liên tục về phẫu thuật thẩm mỹ, sau khi chỉnh sửa lại tiếp tục muốn sửa lại hay sửa tiếp những phần khác trên cơ thể. Tư vấn và điều trị tâm lý cho đối tượng bệnh nhân này là hết sức cần thiết. Nhưng ngăn chặn từ xa mới là biện pháp để tránh việc xử lý hậu quả. Trước hết là từ nhận thức đúng về thẩm mỹ.
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ này đã xây dựng 1 bộ quy chuẩn tiếp nhận, trong đó một phần hết sức quan trọng chính là tiêu chí từ chối dịch vụ với những khách hàng có yếu tố nguy cơ về y khoa cũng như thẩm mỹ theo trào lưu. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị tâm lý cũng hết sức quan trọng, bởi sau phẫu thuật thẩm mỹ, tâm lý chưa thích ứng với diện mạo mới cũng dễ khiến bệnh nhân sa vào rối loạn tâm lý, dẫn đến nghiện phẫu thuật thẩm mỹ./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!