Chính sách cho phá rừng làm nông nghiệp tại Brazil và tình trạng cháy rừng Amazon

Hoàng Yến - Như Thủy - Thủy Tiên (VTV9)Cập nhật 06:21 ngày 15/09/2019

VTV.vn - Trong nhiều ngày qua, từ khóa “Amazon” và "cứu lấy lá phổi xanh đang cháy của Trái đất” xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia Nam Mỹ. Với diện tích 7 triệu km2 (gấp khoảng 20 lần diện tích Việt Nam), rừng Amazon hấp thụ hàng tỷ tấn khí CO2 và cung cấp 20% lượng oxy cho bầu khí quyển Trái đất. Amazon sở hữu quần thể sinh vật phong phú nhất trên thế giới với khoảng 10% số lượng loài đã được biết đến sinh sống tại đây, trong đó có cả những loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Và ít nhất 3.000 loài cây ăn quả được tìm thấy tại đây, trong đó 2.000 loài đã được người dân bản địa khai thác và 200 loài đang được bán ở các nước trên thế giới. Sông Amazon chiếm 15% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Có hơn 50 bộ lạc sinh sống bên trong rừng mưa Amazon. Họ sinh sống bằng nghề săn bắt, hái lượm và không ở một nơi cố định.

Trong thời gian qua, tại cánh rừng xanh bạt ngàn này đã liên tục xảy ra những đám cháy nghiêm trọng, khiến các nhà lãnh đạo thế giới đã phải lên tiếng kêu gọi cứu lấy rừng Amazon. Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, tính từ đầu năm đến nay, tỷ lệ rừng Amazon bị phá đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm 2018. Tính riêng trong tháng 8, diện tích rừng Amazon bị phá đã tăng gấp 3 lần.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc các đám cháy tiếp tục lan rộng sẽ tạo nên một sự biến đổi lớn, đó là các cánh rừng ẩm ướt sẽ biến thành đất khô cằn, cây cối bị hủy hoại và phát thải trở lại bầu khí quyển lượng carbon mà cây cối đã hấp thu trong nhiều thiên niên kỷ qua. 

Trong khi các đám cháy rừng Amazon còn âm ỉ, nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã chỉ ra sự liên quan giữa các đám cháy rừng Amazon với thịt bò, miếng "bít-tết" mà nhiều người trong chúng ta vẫn thường ăn. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Brazil là quốc gia xuất khẩu nhiều thịt bò nhất thế giới trong năm 2018, chiếm gần 20% tổng lượng thịt bò xuất khẩu trên toàn thế giới.

Nhu cầu mở rộng đồng cỏ đã khiến các tiều phu và nông phu Brazil đốt rừng lấy đất. Kết quả là trong năm 2008, nhiều vùng đất rộng lớn của rừng Amazon đã biến mất, trong đó có khu vực nuôi gia súc bất hợp pháp. Tổng thống Brazil Bolsonaro đã đưa ra khẩu hiệu "làm cho Brazil vĩ đại", muốn biến rừng nhiệt đới Amazon thành đất nông nghiệp, làm ra thật nhiều tiền. Quan điểm này của ông được giới đầu sỏ các ngành nông nghiệp và khai mỏ hoan nghênh nhiệt liệt.

Theo tờ báo The Guardian, chỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống vào đầu năm 2019, ông Bolsonaro đã mở "cuộc tổng tấn công" rừng già Amazon với việc chuyển giao quyền quản lý các khu bảo tồn rừng và dân cư bản địa cho Bộ Nông nghiệp, Bộ gần như công khai là đại diện cho giới lợi ích thịt bò. Để chăn thả bò, người ta cần đất, mà rừng Amazon thì mênh mông, đốt rừng lấy đất là suy nghĩ dễ có của cả nông dân nhỏ lẻ lẫn giới làm nông nghiệp quy mô lớn tại đây. Phần lớn các đám cháy trong nhiều năm qua tại Amazon là để dọn đất cho nông nghiệp.

Cũng như Tổng thống Mỹ Trump, ông Bolsonaro không tin vào tình trạng biến đổi khí hậu. Chính sách phát triển nông nghiệp bằng mọi giá, kể cả "cắt phổi để nuôi bò" của chính quyền Brazil bị một nhà khoa học đáng kính ở nước này gọi là con đường "tự sát". Đã có không ít tiếng nói phản đối, nhưng những tiếng nói ấy khá yếu ớt với một nguyên thủ như Tổng thống Bolsonaro và nhóm lợi ích khổng lồ của ngành nông nghiệp. Do đó, các nước châu Âu đã phải vào cuộc và gây sức ép để Brazil phải hành động.


Sức ép ngăn chặn cháy rừng Amazon tại Brazil Sức ép ngăn chặn cháy rừng Amazon tại Brazil Hợp tác Mỹ - Brazil về bảo tồn rừng Amazon Hợp tác Mỹ - Brazil về bảo tồn rừng Amazon Các nước nỗ lực đối phó với cháy rừng Amazon Các nước nỗ lực đối phó với cháy rừng Amazon


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.