Chủ động phân luồng học sinh - Lợi cả đôi đường

Đức Hạnh - Trung Kiên - Xuân Hoa - Văn Dương (VTV9)Cập nhật 09:44 ngày 23/05/2019

VTV.vn - Khác với mọi năm, nhờ công tác phân luồng học sinh, tỷ lệ chọi tại các trường THPT ở TP.HCM năm nay không có nhiều biến đổi, thậm chí không tăng.

Năm 2019, TP.HCM có tới 35.000 học sinh lớp 9 không vào lớp 10 công lập. Một điều đặc biệt là năm nay nhiều học sinh lớp 9 đã không chọn thi vào lớp 10 mà chủ động chọn con đường khác như: vào trường tư thục, học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung cấp nghề hoặc tham gia thị trường lao động. Theo đó, năm 2019, TP.HCM có 16.000 học sinh chủ động lựa chọn phân luồng, con số này của năm 2016 - 2017 chỉ là 6.000.

Có được điều này một phần là do tâm lý của phụ huynh đã có sự chuyển biến, không còn lối suy nghĩ bằng mọi giá phải cho con học lên hay tối thiểu là có bằng tốt nghiệp THPT. Chủ trương của TP.HCM là sẽ tiếp tục giảm dần tỷ lệ tuyển sinh để trong những năm tới, chỉ có khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập.

Để có được điều này đòi hỏi TP.HCM phải phân luồng từ sớm kèm với tư vấn hướng nghiệp. Phân luồng học sinh sau THCS là điều cần phải làm và là bắt buộc bởi nó tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực khi tạo cơ hội cho người học tiếp cận với phương thức giáo dục phù hợp với năng lực của mình.

Phải khẳng định, giờ đây không phải là do yếu về học lực và hoàn cảnh kinh tế học sinh mới đi học nghề. Bằng chứng là nhiều học sinh sau THCS có học lực trung bình, trung bình khá vẫn quyết định chọn theo con đường phát triển nghề nghiệp. Việc đi theo xu hướng này cũng là đáp nhu cầu được học, giúp người học phát triển khả năng của bản thân. 

Nhiều chính sách phát triển nghề nghiệp đã ra đời, mô hình học song song vừa học nghề vừa học văn hóa là một ví dụ. Mô hình này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người học được học lên cao mà còn tránh lãng phí nguồn nhân lực. Tất nhiên, nó cũng tác động ngược lại với công tác phân luồng, giúp việc phân luồng học sinh đạt hiệu quả hơn.

18 - 21 tuổi sẽ là phổ tuổi chung của thị trường lao động nghề Việt Nam nếu áp dụng mô hình đào tạo song song. Kết quả là thị trường lao động được hưởng lợi khi vừa tiết kiệm chi phí xã hội, đồng thời lại dụng nguồn lao động trẻ có tay nghề, đảm bảo chất lượng cho nền kinh tế.

Rõ ràng, khi làm tốt công tác phân luồng, những áp lực bằng mọi giá phải vào được trường công lập sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, để có được nguồn nhân lực có chất lượng, ngoài việc chủ động phân luồng, cần gắn phân luồng với chính sách hỗ trợ nghề nghiệp, tránh trường hợp các em bỏ học nghề giữa chừng. Được biết, hiện nay tỷ lệ học sinh tại các trường trung cấp bỏ học giữa chừng là khá lớn, lên đến gần 40%.


Phú Yên: Đào tạo nghề kết hợp dạy văn hóa miễn phí để phân luồng học sinh Phú Yên: Đào tạo nghề kết hợp dạy văn hóa miễn phí để phân luồng học sinh

VTV.vn - Đào tạo nghề kết hợp với dạy văn hóa miễn phí để phân luồng học sinh ngay sau khi tốt nghiệp bậc trung học cơ sở là cách làm đang được Phú Yên thực hiện từ năm học này.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.