Chuẩn bị đưa vào vận hành hàng loạt công trình thủy lợi ứng phó hạn mặn

Tấn Hưng (VTV9)Cập nhật 06:43 ngày 15/12/2019

VTV.vn - Để ứng phó với hạn mặn tại ĐBSCL, về lâu dài việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi trọng điểm cho vùng được xem là giải pháp bền vững.

Trong những ngày qua, nhiều địa phương vùng ĐBSCL như các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang đã tổ chức họp khẩn để lên phương án ứng phó hạn mặn. Giải pháp được đưa ra là thường xuyên kiểm tra độ mặn, tích trữ nước, sử dụng hợp lý cho sản xuất - sinh hoạt và đây là giải pháp tình thế trước mắt. Tin vui là trước mùa khô 2020, nhiều công trình thủy lợi sẽ được đưa vào vận hành, giúp miền Tây ứng phó phần nào với thiệt hại do hạn mặn gây ra.

Hệ thống cống Bông Bót đang được khẩn trương thi công. Bên cạnh đó, cống Vũng Liêm và Tân Dinh sẽ góp phần kiểm soát mặn, ngăn triều cường và cung cấp nước sạch cho khoảng 28.000ha của hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. Hiện 3 cống thuộc Tiểu dự án đã cơ bản hoàn thành và vượt kế hoạch từ 8 - 10 tháng, sẵn sàng vận hành trước tháng 1/2020.

Được khởi công xây dựng vào cuối tháng 11/2018 trên tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, cống âu thuyền Ninh Quới khi hoàn thành sẽ đáp ứng được mục tiêu chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang.

Hiện một số công trình lớn khác của vùng ĐBSCL cũng đang cơ bản được hoàn thành như: dự án nạo vét kênh Mây Phốp, cấp nước ngọt bổ sung cho 30.000ha, tiêu úng, đẩy mặn cho hơn 160.000ha thuộc địa bàn hai tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long.


ĐBSCL khẩn trương hoàn thiện hệ thống thủy lợi ứng phó hạn mặn ĐBSCL khẩn trương hoàn thiện hệ thống thủy lợi ứng phó hạn mặn

VTV.vn - Tại ĐBSCL, đến tháng 1/2020, ranh mặn 4o/oo sẽ lấn vào sâu vào nội đồng từ 40 - 67km, cao hơn 10 - 15km so với trung bình nhiều năm.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.