Trang trại heo 2 hecta của ông Phạm Thanh Tâm, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đang cải tạo lại để thành chuồng nuôi vịt. Chủ nuôi tận dụng được miếng nhựa khi nuôi heo nái đẻ để làm sàn mới, phần nào tiết kiệm chi phí. Theo ông, tái đàn vào thời điểm này cực kì nguy hiểm vì virus dịch tả heo Châu Phi có thể tồn tại trong môi trường rất lâu. Và ông sẽ không tái đàn khi không có chủ trương từ nhà nước.
Nhiều ngày sau "cơn bão" mang tên dịch tả heo châu Phi, chuồng trại của ông Ngọc vẫn bỏ không. Sau lần lỗ nặng này, ông vẫn không bỏ con heo.
Dù biết virus dịch tả heo Châu Phi không gây bệnh cho người, và cũng không ảnh hưởng đến các loại gia súc, gia cầm khác, nhưng nhiều hộ nuôi heo vẫn rất thận trọng khi nghĩ đến chuyện tiếp tục chăn nuôi. Còn phương án nuôi heo trở lại vào thời điểm này, không một ai dám lựa chọn.
Mốc thời gian một năm là dự tính của người dân, còn theo ngành nông nghiệp, người chăn nuôi nên cẩn trọng và chờ thông tin khuyến cáo từ cơ quan chức năng.
Liên quan đến dịch tả heo Châu Phi, vừa có thông tin Việt Nam thử nghiệm bước đầu thành công vaccine phòng chống tả heo Châu Phi, nhưng theo các chuyên gia, người dân không nên vội vàng nuôi heo trở lại để tránh rủi ro.
Lựa chọn hướng đi mới, chuyển sang vật nuôi khác, dù là khó khăn, nhưng là cần thiết nhất lúc này. Lời khuyên của các chuyên gia là khi chuyển đổi, người chăn nuôi cũng nên tuân thủ khuyến cáo, thực hiện tiêm phòng đầy đủ để tránh rủi ro. Bởi ngoài dịch tả heo Châu Phi thì hiện nay các loại dịch bệnh khác như cúm gia cầm, heo tai xanh… vẫn xảy ra ở một số địa phương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!