Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt như vùng mặt quanh mũi, miệng thường gọi là đinh râu. Đó là nhiễm tụ cầu ác tính vùng mặt, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nhiều người có thói quen tự tiêm hoặc nặn mụn, nhọt. Việc này không nên bởi sẽ làm vết thương dễ nhiễm trùng và viêm nặng hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng huyết rất cao. Hơn nữa, nhọt còn là ổ nhiễm trùng và dễ lây lan rộng nên có nguy cơ xuất hiện những nhọt khác ở vị trí lân cận.
Khi bị nhọt, chườm ấm là cách hiệu quả nhất. Bệnh nhân dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm nhiệt độ vừa phải rồi chườm lên nhọt 10-15 phút, ngày 3-4 lần, cho đến khi nhọt vỡ và tháo mủ. Sau đó, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng nhọt đã vỡ bằng cách dùng miếng gạc vô trùng băng lại để hạn chế vi khuẩn lây lan vùng da xung quanh.
Các bác sĩ cũng lưu ý, khi bị nhọt, nếu chỉ có 1-2 nhọt có thể người bệnh không bị sốt nhưng nếu bị nhiều nhọt hoặc bị đinh râu hay hậu bối người bệnh kèm theo sốt, mệt mỏi... Đặc biệt, nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng cần phải theo dõi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang không? Để phòng tránh mụn, nhọt người dân cần vệ sinh cơ thể bằng các xà phòng sát khuẩn, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, vitamin, hạn chế thức ăn có nhiều đường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!