Công nghệ - Giải pháp nâng cao giá trị ngành tôm

Tấn Hưng - Quốc Tuấn (VTV9)Cập nhật 09:14 ngày 05/08/2019

VTV.vn - Theo dự kiến của Bộ NN&PTNT, năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, xuất khẩu đạt mức 10 tỉ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt 4,2 tỉ USD.

Năm 2018 ngành tôm đạt sản lượng 760.000 tấn, trong đó có gần 300.000 tấn tôm sú, từ đây ngành tôm góp phần mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu 3,6 tỉ USD cho toàn ngành. Tuy nhiên, việc nâng lên con số 4,2 tỉ USD cho năm 2019 lại là điều không dễ. Để đạt được mục tiêu này, việc ứng dụng khoa học công nghệ được xem là lựa chọn hàng đầu.

Ở ĐBSCL, có khá nhiều mô hình nuôi tôm sạch theo hướng siêu thâm canh. Các tiến bộ khoa học công nghệ đã được ứng dụng như: hệ thống lắng lọc tự động, quan trắc nước từ xa, chẩn đoán bệnh nhanh… 

Thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất siêu thâm canh đã giúp sản lượng tôm tăng gấp 10 lần so với nuôi thâm canh trước đây. Điều quan trọng hơn là từ những mô hình này, giá trị con tôm được nâng lên đáng kể.

Đó cũng là hướng đi tất yếu của ngành tôm Việt Nam nếu muốn đạt con số 4,2 tỉ USD trong năm nay hay xa hơn là mục tiêu 10 tỉ USD vào năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Khu sản xuất tôm công nghệ cao đi vào hoạt động - Cơ hội lớn để ngành tôm  bứt phá Khu sản xuất tôm công nghệ cao đi vào hoạt động - Cơ hội lớn để ngành tôm bứt phá

VTV.vn - Khu sản xuất tôm công nghệ cao, quy mô lớn nhất miền Bắc đã được đưa vào hoạt động tại tỉnh Quảng Ninh, mở ra cơ hội lớn để ngành tôm có sự bứt phá.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.