ĐBSCL: Thách thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

Anh Đào, Lê Thái, Nhật Di (VTV9)Cập nhật 11:20 ngày 10/07/2020

VTV.vn - Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2020-2021 ở cấp tiểu học, cụ thể là lớp 1 ở nhiều tỉnh thành tại ĐBSCL không tránh khỏi những khó khăn.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là việc thiếu đồ dùng dạy học và phòng chức năng phục vụ cho các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Điều này cũng dễ hiểu bởi thực tế là tại ĐBSCL, ở bậc tiểu học, hiện vẫn đang cần đầu tư mới khoảng 900 phòng học, cải tạo, nâng cấp khoảng 4.300 phòng học để ngang bằng với mức trung bình của cả nước. Ngoài ra, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng thấp hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, những năm qua, nhiều địa phương đã ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học. Đặc biệt là giáo viên lớp 1, liên tục được tập huấn, tiếp cận việc tổ chức và thực hành hoạt động trải nghiệm theo mục tiêu chương trình. Đây cũng được xem là yêu cầu trong đổi mới chương trình giáo dục gây nhiều bỡ ngỡ cho nhiều địa phương tại ĐBSCL. Trong đó, An Giang, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, đến nay nhiều trường vẫn còn rất lúng túng trong việc xây dựng nội dung học môn học giúp trẻ khám phá bản thân, rèn luyện, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.