ĐBSCL thiệt hại nặng vì dịch tả lợn châu Phi

Quốc Minh - Nguyên Du (VTV9)Cập nhật 08:23 ngày 05/06/2019

VTV.vn - Theo Cục Thú y, tính đến ngày 3/6, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan tại 11/13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, buộc tiêu hủy gần 8.000 con lợn, tổng thiệt hại khoảng 16,8 tỷ đồng.

Địa phương ghi nhận ổ dịch tả lợn châu Phi mới nhất tại ĐBSCL là tỉnh Trà Vinh. Dịch xảy ra từ ngày 25/5, đến ngày 3/6 có báo cáo và đến nay vẫn đang cập nhật về số lượng lợn tiêu hủy. Trong khi đó, các tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp là hai địa phương có số lượng lợn tiêu huỷ lớn nhất vùng với hơn 2.000 con ở mỗi tỉnh.

Như vậy, sau ổ dịch đầu tiên ở tỉnh Hậu Giang vào giữa tháng 4, đến nay dịch bệnh đã xuất hiện thêm ở thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh. Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, tuy đều có phương án ứng phó với dịch bệnh từ đầu năm, các địa phương vẫn còn lúng túng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Đến nay, dù lượng lợn tiêu hủy không nhiều so với tổng đàn, các tỉnh thành chủ yếu phải chống dịch, không còn là phòng bệnh nữa.

Một vấn đề khó hiện nay ở các địa phương là nếu thực hiện các quy định về giết mổ theo Công văn 3708 của Bộ NN&PTNT, sẽ rất khó vì phải mất thời gian chờ kết quả xét nghiệm, nếu âm tính với virus dịch tả châu Phi mới được đưa đi tiêu thụ, trong khi phần lớn lò giết mổ hiện nay đều thiếu kho lạnh để bảo quản. Mỗi mẫu xét nghiệm gửi Thú y vùng 7 nhanh nhất cũng phải 5 giờ mới có kết quả, chưa kể thời gian giết mổ lợn thường vào lúc nửa đêm đến rạng sáng.


Dịch tả lợn châu Phi diễn biễn phức tạp và khó lường tại ĐBSCL Dịch tả lợn châu Phi diễn biễn phức tạp và khó lường tại ĐBSCL

VTV.vn - Khu vực ĐBSCL rộng lớn, sông rạch chia cắt, phần nhiều là chăn nuôi nhỏ lẻ nên diễn biến của dịch tả lợn châu Phi trong thời gian qua khá phức tạp và khó lường.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.