Là những cư dân nằm trong diện giải toả để thực hiện tuyến metro số 2, cô Thu Sương không đồng tình với chủ trương này. Cô cho rằng, gia đình cô đã đồng ý mất 80m vuông để làm tuyến metro, nếu theo chủ trương mới thì sẽ tiếp tục giải toả có thể mất trắng căn nhà chưa kể nếu đền bù với mức giá mà do nhà nước xác định thì không phù hợp.
Người dân cũng cho rằng, với những vị trí đất vàng như ở đây thì việc đề án này áp dụng rất khó thuyết phục. Theo các chuyên gia vấn đề cốt lõi là làm sao đưa ra phương thức đền bù, xác định đúng giá trị đất để đền bù thỏa đáng, đạt được thỏa thuận với người dân.
Không phủ nhận tính hiệu quả của đề án này nhìn từ tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, TPHCM, với chiều dài 7,5km, khi thực hiện thì thành phố đã thu hồi thêm 15m mỗi hai bên đường để đấu giá đất sạch mang lại nguồn thu cho ngân sách TP hơn 400 tỉ đồng. Thế nhưng, theo các chuyên gia, cốt lõi phải thì cần có sự phối hợp 3 bên Nhà Nước - Người dân - Doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước phải có vai trò chính từ khâu quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư…. Doanh nghiệp chỉ là đơn vị tham gia đấu giá đất thành phẩm, tránh việc thỏa thuận trực tiếp với người dân. Và chính quyền cần phải đưa ra một khung pháp lý với các quy định minh bạch, phù hợp để người dân có thể hiểu được lợi ích cũng như trách nhiệm để cùng đóng góp trong việc phát triển đô thị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!