Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, dù đã vào gần cuối giờ sáng, những hàng ghế chờ đợi khám bệnh vẫn chưa trống chỗ. Rất nhiều người trong số này đến đây chỉ với mục đích duy nhất là để biết có bị mắc bệnh sán chó hay không. Trong thời gian gần đây, số ca mắc bệnh sán chó qua khám và điều trị chỉ riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã lên đến con số từ 150 - 200 ca/tháng. Trong khi đó, vào những năm trước, cao lắm mỗi tháng chỉ có vài chục ca mắc.
Lo lắng, thậm chí có người hoang mang, nhưng điều đáng nói là đa phần người dân lại chưa nắm bắt rõ ràng cách phòng ngừa cũng như phải điều trị kịp thời. Có phải do nuôi chó mới mắc bệnh sán chó, vì sao nhiều gia đình không nuôi chó mà vẫn có người nhiễm sán chó, làm thế nào để phòng ngừa, những băn khoăn, lo lắng này là điều khó tránh khỏi khi nhiều người cho đến lúc này vẫn chưa hiểu hết về bệnh sán chó. Nhu cầu bức bách lúc này đối với nhiều gia đình là cần được khuyến cáo cụ thể từ phía cơ quan y tế trước diễn biến có chiều hướng gia tăng của bệnh sán chó.
Với phác đồ điều trị hiện nay, bệnh sán chó có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vẫn có trường hợp tái nhiễm trong điều kiện vệ sinh còn hạn chế. Do đó, theo các bác sĩ, để dự phòng lây nhiễm sán chó, điều mấu chốt vẫn là giữ vệ sinh, tránh tiếp xúc với chó mèo, rửa tay trước khi ăn. Được biết, sán chó được ghi nhận có mặt ở trên 80% đàn chó vùng nhiệt đới và bệnh sán chó có thể xuất hiện ở mọi nơi từ thành phố đến nông thôn.
Nguy cơ nhiễm giun, sán từ chó, mèo VTV.vn - Chó, mèo là vật nuôi thường thấy trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi và tiếp xúc trực tiếp với chó, mèo thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!