Giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp tại ĐBSCL

Tấn Hưng, Phú Cường (VTV9)Cập nhật 22:03 ngày 15/06/2020

VTV.vn - Giao thông không có nhiều thay đổi từ nhiều năm nay. Đây là một trong những cản ngại của ĐBSCL trong quá trình phát triển lẫn thu hút doanh nghiệp.

Dù rằng với 66,48 điểm, đây là vùng có kết quả Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 2 trong tổng số 6 vùng của cả nước trong năm 2019. Ngoài Vĩnh Long, các địa phương khác trong vùng cũng có những kết quả khả quan. Tất cả nhờ vào sự chủ động, linh hoạt. Chẳng hạn Cà Mau đưa PCI vào nội dung đào tạo cho cán bộ cấp tỉnh; Hậu Giang giao chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp để đánh giá cán bộ cấp huyện hay như An Giang giải quyết triệt để các ý kiến từ doanh nghiệp. Dù vậy thì sự bứt phá của ĐBSCL trong bảng xếp hạng cũng chỉ dựa vào 1 trong 3 trụ cột phát triển, đó là thể chế. Còn 2 yếu tố quan trọng khác là nhân lực và hạ tầng vẫn được xem là điểm yếu.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, trong quá trình phát triển hậu PCI, ĐBSCL cần chú ý về qui mô. Khảo sát cho thấy vốn bình quân các dự án FDI trong năm 2019 chỉ ở mức 6,8 triệu đôla, trong khi con số này của cả nước là 11,8 triệu đôla. Ngoài ra, dù có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng khu vực lại không có dự án FDI nông nghiệp tầm cỡ. Không những thế, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chỉ đạt 3,4 doanh nghiệp trên 1.000 dân, tức là chỉ bằng phân nửa bình quân cả nước. Như vậy nếu chỉ chú trọng về mặt thể chế, kết quả PCI sẽ không tạo được đà để ĐBSCL thực sự phát triển.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.