Đây là một trong những điểm sáng của ngành Giáo dục TP.HCM được Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tuyên dương, chúc mừng trong Hội nghị Tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục TP.HCM cũng đề ra mục tiêu tiếp tục hướng tới giáo dục thông minh cho năm học mới.
Hiện nay, mô hình quản lý "Trường học thông minh - Trường học không tiền mặt" đang được áp dụng tại một số trường học như trường THCS Lý Thánh Tông (quận 8) và triển khai tiếp tại trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình), trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Qua đó, mô hình cung cấp một bộ công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà trường. TP.HCM hướng tới mục tiêu đến cuối năm học 2019 - 2020 đạt 50 trường học áp dụng mô hình này.
Hệ thống trường học công lập hiện đang chiếm 59% số lượng cơ sở giáo dục tại thành phố, nhưng đang tiếp nhận và giảng dạy cho 83% học sinh toàn thành phố. Do đó, ngành Giáo dục TP.HCM khuyến khích giáo dục ngoài công lập, nhưng giáo dục công lập vẫn đang và sẽ giữ vai trò quyết định. Chính vì thế, việc phát triển giáo dục thông minh trong khối công lập là rất quan trọng.
Việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tháo gỡ một số khó khăn, tạo ra những giải pháp đổi mới có tính đột phá giúp giáo dục thành phố phát triển không ngừng và thực sự là một trong những trung tâm về giáo dục và đào tạo của cả nước. TP.HCM đang sở hữu hơn 2.200 trường học và gần 1,7 tỷ học sinh. Việc đầu tư phát triển giáo dục thông minh, học tập suốt đời chính là định hướng lâu dài mà thành phố đang phấn đấu hướng tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!