Nuôi bò thịt - Hướng đi hợp lý cho tình trạng thiếu thịt lợn

Tấn Quýnh (VTV9)Cập nhật 09:31 ngày 23/08/2019

VTV.vn - Cuối năm 2019, nhiều khả năng thị trường trong nước sẽ thiếu hụt khoảng 500.000 tấn thịt lợn, chiếm 20% tổng nhu cầu.

Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn phức tạp, khuyến cáo được đưa ra lúc này là không nên vội tái đàn lợn mà phải tìm nguồn thực phẩm khác thay thế cho thịt lợn, trong đó đứng đầu danh sách thực phẩm thay thế là thịt bò.

Năm 2018, một con bò thịt được bán với giá chỉ 15 triệu đồng, nay đã lên 20 triệu đồng. Những người chăn nuôi bò như anh Ngô Văn Đức (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) lẽ đương nhiên muốn chuồng bò của gia đình mình không dừng ở 10 con bò như hiện tại mà phải nhiều hơn nữa, nhưng việc tăng đàn là chuyện không dễ.

Hai tháng trước, anh Đức mua 3 xe rơm, mỗi xe tốn đến 2 triệu đồng. Dù cho bò ăn rất dè sẻn nhưng đến lúc này, một xe rơm đã vơi. Nguồn thức ăn cho bò là điều lo ngại đầu tiên, khiến nhiều nông hộ ở tỉnh Phú Yên không dám tăng đàn bò.

Chủ trương của ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên là khuyến khích các nông hộ chuyển từ nuôi lợn sang nuôi bò. Để không bỏ lỡ cơ hội tăng đàn bò, việc đầu tiên phải giải quyết là khâu thức ăn cho bò. Theo nhận định của các chuyên gia, nuôi bò thịt là hướng đi hợp lý đối với chăn nuôi ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay bởi có thể tạo ra nguồn thực phẩm thay thế cho thịt lợn.


Nguy cơ thiếu hụt thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Nguy cơ thiếu hụt thịt lợn dịp Tết Nguyên đán

VTV.vn - Giá lợn trên cả nước đang tăng dần. Nguyên nhân được cho là do nguồn cung thịt lợn giảm mạnh vì dịch bệnh.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.