Số hóa thư tịch cổ của đồng bào Chăm

Tấn Quýnh, Phạm Việt (VTV9)Cập nhật 08:24 ngày 14/10/2019

VTV.vn - Nhiều năm qua, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm đã nỗ lực để số hóa những thu thập, gìn giữ và khai thác giá trị của thư tịch cổ của người Chăm.

Mỗi lần lật giở thư tịch là mỗi lần được chạm vào kho báu tri thức của đồng bào Chăm. Hầu như làng Chăm nào cũng có thư tịch cổ, có nơi số lượng thư tịch được lưu giữ đã lên đến con số hàng trăm cuốn. Tùy theo từng thời kỳ mà khi thì việc ghi chép trên những lá buông, lúc thì trên tấm da thú, trên những mảnh vải hay giấy quyến, giấy xi măng. Thời gian, bao mùa nắng mưa, tất cả đang dần hủy hoại thư tịch cổ.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận từ nhiều năm nay đã dành nhiều thời gian đến các làng Chăm để thu thập những thư tịch cổ. Cách thức bảo tồn ở đây là bồi nền và số hóa. Bước đầu, có 62 quyền thư tịch cổ đã được số hóa.

Một khi được số hóa, được đăng tải trên những phần mềm tra cứu thì bất cứ ai, ở đâu cũng có thể xem được, nghĩa là thư tịch cổ đã vượt ra khỏi làng Chăm đến với những người trân trọng và mong muốn tìm hiểu văn hóa Chăm. Điều này không hề đơn giản nhưng không thể không làm, bởi đó chính là cách để cứu lấy và hồi sinh cho thư tịch cổ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.