Tham gia tổ đội khai thác hải sản, ngư dân linh hoạt giảm chi phí chuyến biển

Tấn Quýnh - Phạm ViệtCập nhật 21:00 ngày 18/05/2019

VTV.vn - Đây là cách làm khá linh hoạt của một số ngư dân ở khu vực Nam Trung Bộ kể từ khi họ tham gia vào các tổ đội khai thác hải sản.

Tại cảng cá Đông Tác, tỉnh Phú Yên, tàu cá trở về sau chuyến biển, cá được bốc dỡ ra khỏi tàu. Điều lạ là trên cùng một tàu cá nhưng có con cá ngừ đại dương đuôi có buộc dây, con khác lại không. Lý do chính là tàu cá này đã chuyên chở giúp một lượng cá ngừ đại dương của một tàu cá khác và buộc dây là cách để phân biệt.

Tiền dầu chiếm đến hơn một nửa chi phí của cả một chuyến câu cá ngừ đại dương. Thông thường, khoảng 20 ngày đến 1 tháng, tàu cá lại quay vào bờ để bán cá. Tuy nhiên, hiện ngư dân vẫn có thể tiếp tục ở lại trên biển để khai thác. Họ không cần quay vào bờ mà vẫn bán được cá bằng cách gửi nhờ cá sang tàu khác để vận chuyển vào bờ. Ngư dân gọi vui đây là cách "chuyển phát nhanh" cá ngừ. Nhờ cách làm linh hoạt này, ngư dân có thể tiết giảm chi phí nhiên liệu và cá sẽ tươi hơn nhờ sớm được chuyển vào bờ, theo đó cá bán được giá hơn.

Khi giá dầu tăng, chi phí chuyến biển sẽ tăng theo, đó là điều mà ngư dân buộc phải chấp nhận. Chỉ có cách tiết giảm chi phí, nâng giá bán hải sản, chuyến biển của ngư dân mới có lợi nhuận. Và bước đầu một số ngư dân đã tháo gỡ khó khăn bằng cách liên kết, giúp nhau chuyên chở cá vào bờ, một công việc đơn giản nhưng phần nào đã giảm bớt sức ép chi phí chuyến biển.


Chi phí chuyến biển tăng vọt, ngư dân khó xoay xở Chi phí chuyến biển tăng vọt, ngư dân khó xoay xở

VTV.vn - Vào lúc này, nhiều ngư dân hết sức lo lắng khi chi phí chuyến biển đã tăng mạnh trong vòng hơn một tháng qua.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.