Thương mại điện tử - Cơ hội đột phá cho nông sản Việt

Quỳnh Mai - Văn Dương (VTV9)Cập nhật 09:54 ngày 29/08/2019

VTV.vn - Theo số liệu từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện có gần 1/3 dân số Việt Nam (khoảng hơn 30 triệu người) tham gia mua sắm trực tuyến.

Tổng doanh thu từ thương mại điện tử liên tục tăng, chỉ trong 3 năm từ năm 2015 - 2018, con số này đã tăng gấp đôi, đạt hơn 185.000 tỷ đồng. Các chuyên gia đánh giá, với những tiềm năng và sự phát triển nhanh như vậy, việc tham gia thương mại điện tử chính là cơ hội tốt cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp ở nông thôn với lợi thế khác biệt là các đặc sản địa phương.

Hơn 10.000 người theo dõi livestream bán hàng trong 1 giờ đồng hồ trên mạng xã hội, gần 2.000 sản phẩm được bán ra nhanh chóng chỉ trong 1 ngày duy nhất lên sàn thương mại điện tử là những kết quả ấn tượng của chương trình "Ngày của Làng dừa Bến Tre online" vừa diễn ra. Đây được xem là "phát súng mở màn" đầy ấn tượng mà Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam khởi xướng với mục đích đưa các đặc sản nông sản Việt Nam kinh doanh trực tuyến theo xu hướng 4.0.

Không chỉ có lợi cho người bán, đối với các sàn thương mại điện tử, việc kinh doanh đặc sản địa phương cũng mang đến cho họ lợi thế cạnh tranh khác biệt. Nguyên nhân là do hiện 80% sản phẩm trên các sàn đều là hàng điện tử và tiêu dùng nhanh, chưa có nhiều điểm nhấn.

Dự kiến, chương trình mang đặc sản lên sàn thương mại điện tử này sẽ có khoảng 8 triệu nhà kinh doanh tham gia và 20 triệu cơ hội việc làm được tạo ra. Có thể thấy, sự khác biệt của các sản vật địa phương là lợi thế không thể chối cãi trong việc cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác trên sàn thương mại điện tử. Mặt khác, chính sự khác biệt nay đôi khi cũng là rào cản, thách thức với các doanh nghiệp sản xuất đặc sản địa phương ở khu vực nông thôn.

Trong 3 năm trở lại đây, thương mại điện tử ngày càng phổ biến với người kinh doanh thành thị, thậm chí nhiều nơi còn trở thành phương thức kinh doanh chủ yếu. Tuy nhiên, ở nông thôn, đây vẫn là sân chơi mới lạ. Với những người đã quen thuộc với quy trình sản xuất thủ công, không quá chú trọng hình thức, cách quảng bá, việc đầu tư để phát triển trên sân chơi này vẫn còn rất hạn chế.

Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số, Bộ Công Thương cũng như Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đang tích cực khuyến khích các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước áp dụng nhiều chính sách ưu đãi trợ phí vận chuyển, tạo không gian nổi bật, giảm giá... để tạo thuận lợi cho đặc sản Việt Nam lên sàn thành công.


Mua bán, sáp nhập - Chìa khóa tăng sức cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử Mua bán, sáp nhập - Chìa khóa tăng sức cạnh tranh cho sàn thương mại điện tử

VTV.vn - Mua bán - sáp nhập là xu hướng đang ngày càng phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập đối với các sàn thương mại điện tử cũng đang diễn ra.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.