Kè Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Nếu có vốn đầu tư cách đây 10 năm thì chi phí khoảng 25 – 30 tỷ đồng 1km. Nhưng nay giá vật liệu xây dựng tăng cao, mức đầu tư đã tăng lên rất nhiều.
Đây là kè Cồn Ngoài thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Được đầu tư thi công năm 2015. Khi đó nhu cầu tuyến kè này là 1km. Tuy nhiên, do thiếu vốn địa phương chỉ đầu tư được hơn 150m thì ngưng hẳn. Đến nay sau gần 4 năm địa phương tiếp tục mời thầu thi công phần còn lại. Tuy nhiên, chi phí đã tăng đáng kể. 150m kè khi đó vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng, như vậy 1km là 30 tỷ đồng. Hiện nay 1km sẽ là 50 tỷ. Sau 4 năm vốn đầu tư đã tăng 20 tỷ. Trung bình tỷ lệ trượt giá hơn 15% một năm.
Theo các địa phương, mỗi năm ĐBSCL cần khoảng 2.000 tỷ chống xói lở bờ biển. Với tốc độ trượt giá như thế, mỗi năm phải mất thêm đến 300 tỷ đồng. Một gánh nặng rất lớn cho nguồn ngân sách.
Nếu lấy mốc thời gian từ năm 2015, thì hiện tại tất cả các kè biển tại ĐBSCL đều trượt giá khoảng 50%. Với những công trình quy mô hàng trăm tỷ đồng thì số vốn đội lên khủng khiếp và quá khả năng với các địa phương và cả ngân sách Trung ương. Chính vì thế mà đến thời điểm này nhiều dự án bảo vệ đê biển tại ĐBSCL chỉ thi công ì ạch hoặc chưa được triển khai.
ĐBSCL: Công trình kè biển nằm chờ vốn VTV.vn - Mức độ sạt lở đê biển ở ĐBSCL đã lên đến mức báo động khi toàn vùng có hàng trăm cây số đê kè ven biển bị sạt lở chia cắt hoặc đe dọa phá vỡ bất cứ lúc nào.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!