Vì sao đê biển Tây “thất thủ” trước sóng lớn?

Thanh Phong - Lý Của - Quốc Tuấn (VTV9)Cập nhật 08:41 ngày 12/08/2019

VTV.vn - Giai đoạn từ năm 2015 - 2017, tỉnh Cà Mau đã đầu tư nâng cấp hàng chục km đê biển Tây với nguồn vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Việc đầu tư nâng cấp đê biển Tây được thực hiện với mục tiêu bảo vệ lâu dài cho 26.000 hộ dân và diện tích đất trong vùng sinh thái ngọt thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Tuy nhiên, mới đây tuyến đê này đã bị sóng lớn tràn qua.

Đê biển Tây đoạn qua xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau được thiết kế với cao trình dương 3m, mục tiêu là kết hợp làm tuyến đường giao thông và ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai cấp 9. Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, cao trình đê biển Tây cao gấp đôi so với mực nước lớn của biển. Hiện tượng sóng cao đột ngột vượt đỉnh đê vào ngày 3/8 vừa qua là do triều cường dâng cộng hưởng với lượng mưa lớn do bão số 3 gây ra.

Theo các chuyên gia môi trường, do phù sa bồi đắp nên bản chất của bờ biển luôn dịch chuyển. Việc thiết kế chạy dọc sát biển đã khiến đê biển Tây đối mặt với nhiều rủi ro. Tuyến đê biển Tây dài hơn 75km được tỉnh Cà Mau đầu tư nâng cấp chưa được 2 năm với tổng kinh phí gần 1.700 tỷ đồng. Các chuyên gia cho rằng, địa phương cần cân nhắc, tính toán kỹ khi tiếp tục đổ tiền để gia cố tuyến đê nghìn tỷ đồng này.


Cà Mau cần 1.400 tỷ đồng để di dời dân ven đê biển Tây Cà Mau cần 1.400 tỷ đồng để di dời dân ven đê biển Tây Cà Mau “căng mình” bảo vệ đê biển Tây Cà Mau “căng mình” bảo vệ đê biển Tây Sạt lở đê biển Tây - Người dân gồng mình với sóng lớn Sạt lở đê biển Tây - Người dân gồng mình với sóng lớn


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.