Nghi thức gắn bông hồng cài áo.
Dịp rằm tháng Bảy âm lịch là mùa lễ Vu lan báo hiếu. Tích báo hiếu xuất phát từ Phật giáo trong bản kinh Vu lan. Từ một triết lý của nhà Phật, qua quá trình du nhập và phát triển trên 2.000 năm tại Việt Nam, đến nay giá trị văn hóa này đã trở thành một đạo nghĩa của dân tộc.
Tại Thừa Thiên Huế: Tối 27/8, đông đảo Phật tử ở thành phố Huế đổ về các chùa, lắng lòng thanh tịnh trong lễ Vu lan. Phật tử thành tâm lắng nghe lại lời dạy của Đức Thế Tôn về ý nghĩa của Đại lễ Vu lan nhắc nhở mỗi người bài học của lòng hiếu nghĩa với các bậc sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nghi thức gắn bông hồng cài áo còn gắn liền với niềm hạnh phúc vô bờ bến cho những ai còn cha, còn mẹ. Bông màu Đỏ cho người còn cha, mẹ. Bông màu Hồng cho những ai mất Mẹ và Bông màu Trắng cho những ai mất cả cha và mẹ.
Tại Đà Nẵng: Dù thời tiết thỉnh thoảng có mưa nhỏ nhưng hầu hết các chùa tại đây đều tập trung khá đông người dân đến thắp hương, hành lễ. Đại lễ Vu lan được người dân tổ chức trong không khí tình cảm vô cùng ấm áp, khi ai cũng muốn dành trọn tấm lòng hướng về bậc sinh thành...
Vu lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ và làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Sự rộn ràng của Đại lễ Vu lan nằm trong chính sự trang nghiêm, thành kính và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp hơn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.