Ảnh hưởng của bão số 9 khiến sóng biển dâng cao và mạnh. (Ảnh: TTXVN)
-Tại đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, các cơ quan chức năng đã ghi nhận đỉnh bão số 9 lúc trưa 18/12, với cấp bão là 13-14, gật trên cấp 16. Sóng biển cao tới 9m. Biển động dữ dội. 90% cây cối trên đảo bị ngã đổ; hơn 500m2 ngói và hệ thống Pin năng lượng mặt trời bị tốc mái, hư hỏng.
Nhận được thông báo kịp thời, tất cả tàu thuyền của ngư dân hoạt động ở ngư trường Trường Sa đã tìm được nơi trú tránh bão toàn.
Trong khi đó, tại tỉnh Phú Yên, cả ngày 18/12, các làng biển, ngư dân đã khẩn trương đưa tàu, thuyền vào bờ, chằng chống các bè nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, thị xã Sông Cầu với gần 83.000 lồng nuôi trồng thủy sản đã được chằng chống từ 2 ngày trước.
Quân khu 5 đã thành lập 2 đoàn công tác kiểm tra các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận về công tác liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trên biển, sơ tán người dân, kiểm tra các hồ đập, khu vực ven sông, ven suối.
Tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn 16 tàu thuyền của ngư dân hoạt động trên Biển Đông, đang trên đường trở về đất liền. Số còn lại đã về nơi neo trú. Sẵn sàng di dời gần 8.000 nhân khẩu có nguy cơ bị bão ảnh hưởng trực tiếp.
Các tỉnh miền Trung ứng phó với bão số 9
11 tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã có lệnh cấm biển. Cho đến thời điểm này, khoảng 45.000 tàu cá của các địa phương từ Quảng Bình đến Bình Thuận đang hoạt động trên các vùng biển đã vào tránh trú bão an toàn.
Các đồn biên phòng đã bố trí sắp xếp các phương tiện về neo đậu tránh bão tại Âu thuyền Thọ Quang đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn khi có gió mạnh.
Tính đến 16h hôm 18/12, theo Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, thành phố chỉ còn 1 tàu cá với 8 lao động đang ở trên biển, tuy nhiên không nằm trong vùng nguy hiểm và đã nắm thông tin về hướng di chuyển của bão.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!