Thông tư liên tịch 27 được ban hành nhằm trao quyền chủ động cho chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; đơn giản, thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Đây là một thay đổi lớn khi các nhà khoa học sẽ được trao quyền chủ động hoàn toàn trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học. Nhà nước chỉ đặt hàng ban đầu và tập trung vào nghiệm thu chất lượng kết quả cuối cùng.
Nếu kết quả nghiên cứu không đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt theo đặt hàng, nhà khoa học có thể phải hoàn trả từ 40% đến 100% kinh phí thực hiện đề tài. Các nhà khoa học có thể lựa chọn hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đối với những sản phẩm cụ thể, chỉ tiêu chất lượng rõ ràng, có số lượng quy mô sản phẩm tạo ra và địa chỉ ứng dụng. Tổng dự toán các khoán chi cho sửa chữa, mua sắm tài sản không quá 1 tỷ đồng hoặc nếu không sẽ khoán chi từng phần.
Việc thanh, quyết toán, tạm ứng được căn cứ vào bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện. Kho bạc Nhà nước sẽ không kiểm soát chứng từ chi tiết.
Cơ chế mới lần này được kỳ vọng sẽ "cởi trói" cho nghiên cứu khoa học dùng vốn ngân sách. Sắp tới, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ tiếp tục ban hành các cơ chế tài chính khuyến khích phát triển khoa học công nghệ tại doanh nghiệp.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!