Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Cụ thể là hỗ trợ các địa phương giám sát, phòng, chống và xét nghiệm viêm gan virus và tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới một tuổi và các đối tượng có nguy cơ cao. Khẩn trương lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện các nghiên cứu, điều tra về bệnh viêm gan virus để cung cấp thêm thông tin, bằng chứng và tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xây dựng chính sách, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật phòng chống bệnh viêm gan virus.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đến nay đã có gần 230 trường hợp trẻ bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại 20 quốc gia. Đã có 4 trường hợp tử vong. Bệnh xảy ra ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi. Người bệnh có những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt.
Đa số các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (virus viêm gan A, B, C, D và E). Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu cho biết hiện nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra và các cuộc điều tra đang được diễn ra. Tuy nhiên, các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao virus Adeno.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!