Nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ, trên toàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc. Tuy nhiên, bỏ mặc sự tồn tại của cây cầu dành cho người đi bộ, nhiều người dân lại chọn cách băng qua đường và tỏ thái độ "thờ ơ" với những cây cầu này.
Những tấm biển cấm chẳng còn phát huy tác dụng bởi lẽ để hút khách hơn cho các cây cầu vắng vẻ này, không còn cách nào khác là thay đổi mục đích sử dụng. Khi đó, cầu đi bộ không đơn giản chỉ là đi bộ. Ngoài các cầu vượt bộ hành ở khu vực bệnh viện, trường học bị chiếm dụng, xuống cấp, nhiều công trình cầu vượt khác cũng khá đìu hiu, ít người sử dụng.
Chưa có tai nạn nên nhiều người sẵn sàng bước vào cuộc dạo chơi với tử thần khi chiếc cầu chỉ cách vài chục bước chân. Việc người đi bộ đi sai luật có thể bị xử phạt từ 60.000-80.000 đồng. Nhưng đến nay mọi việc lại "đâu vào đấy", hầu như chưa từng có trường hợp xử phạt, còn người đi bộ tiếp tục cắt đứt dòng xe cộ để qua đường.
Kể cả khi được đặt ở những vị trí quan trọng, đông đúc nhưng người dân vẫn lựa chọn băng qua đường theo cảm tính là đi như vậy sẽ nhanh hơn. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu đô thị, để giải được bài toán về ý thức thì phải thay đổi tiện nghi từ chính những câu cầu, có cách đó thì chúng mới không bị ngó lơ như đã từng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!