Rối loạn tiền đình không phải "bệnh của người già", mà ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi 20-30. Thực tế, hàng ngàn người đang sống chung với rối loạn tiền đình nhưng chủ quan, hoặc không biết mình mắc bệnh. Trong số đó có nhiều người tự điều trị theo "kinh nghiệm truyền miệng" khiến bệnh tiến triển gây điếc, tăng nguy cơ đột quỵ, trầm cảm,...
PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tai Mũi Họng BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho biết, khoảng 35% người trên 40 tuổi được phát hiện rối loạn tiền đình khi thăm khám đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai... Có 80% người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó phần lớn nguyên nhân do rối loạn tiền đình.
Bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu xác định đúng nguyên nhân gốc rễ. Nhưng các triệu chứng bệnh phổ biến như chóng mặt, quay cuồng, rối loạn thị giác, thính giác, giảm khả năng tập trung… dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác khiến nhiều người chủ quan, chậm trễ điều trị.
Ai có nguy cơ bị rối loạn tiền đình? Vì sao bị rối loạn tiền đình? Triệu chứng điển hình là gì? Phương pháp nào chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả? Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không? Cách chăm sóc và phòng ngừa? Người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì, kiêng gì, cần lưu ý gì?...
Tất cả những thắc mắc sẽ được các chuyên gia đầu ngành Tai Mũi Họng và Thần kinh Hệ thống BVĐK Tâm Anh giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến "Chẩn đoán và điều trị hiệu quả chóng mặt, rối loạn tiền đình":
PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh
PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ - Phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
TS.BS Lê Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, BVĐK Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh
Độc giả quan tâm hãy gửi ngay câu hỏi ghi rõ tuổi, giới tính tại bài viết này để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!