Chính quyền, người dân và doanh nghiệp bắt tay bảo tồn di sản

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 23/11/2020 19:52 GMT+7

VTV.vn - Tại một số địa phương, chính quyền, người dân và doanh nghiệp bắt tay nhau đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Hôm nay (23/11) là ngày di sản Văn hóa Việt Nam. Kể năm 2008, từ khi Chính phủ ban hành nghị định khuyến khích xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, nhiều đơn vị tư nhân bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực di sản. Bởi thực tế, với hàng ngàn di sản thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có tới 28 di sản được UNESCO vinh danh ở tầm nhân loại, có lẽ việc bảo tồn và phát huy di sản không thể chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước.

Tại một số địa phương, cái bắt tay giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã tạo nhiều trái ngọt cho di sản, vừa góp phần bảo tồn, vừa tạo ra những thương hiệu mạnh để phát triển du lịch bền vững.

Chính quyền, người dân và doanh nghiệp bắt tay bảo tồn di sản - Ảnh 1.

Khi cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy di sản, chính họ được hưởng lợi từ di sản

Cụm công trình thuộc Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử được đầu tư với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng. Để tạo con đường đi từ Hồ Trại lốc vào Chùa Ngọa Vân, nguồn lực từ xã hội hóa là 45 tỷ đồng. Cụm di tích lịch sử Văn hóa Ngọa Vân - Hồ Thiên đến Khu du lịch Quảng Ninh Gate, cụm di tích Mỏ Mạo Khê. Giá trị nhiều di sản tại Quảng Ninh được đánh thức nhờ mô hình hợp tác công tư, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Còn tại Ninh Bình, chính quyền định hướng chính sách. Doanh nghiệp đầu tư tôn tạo di tích, cơ sở hạ tầng, tài trợ các dự án nghiên cứu bởi những nhà khoa học hàng đầu thế giới như Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh, làm dày thêm giá trị nổi bật về cuộc sống của con người tại các hang động Tràng An cách đây nhiều chục ngàn năm. Còn người dân địa phương vừa tham gia làm du lịch, vừa bảo vệ môi trường, cảnh quan. 10 năm nay, 3 trụ cột đó đã góp phần bảo tồn và hình thành du lịch có trách nhiệm tại khu di sản thế giới Tràng An.

Dự án "đi tìm Hoàng Cung đã mất cách đây 200 năm về trước" sử dụng công nghệ thực tế ảo - cái bắt tay giữa Trung Tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế với một số doanh nghiệp, vừa giúp tái hiện di sản, vừa làm hấp dẫn thêm tour du lịch lịch sử.

Hàng triệu người dân tại những miền quê nghèo đã ổn định sinh kế, nhiều làng nghề thủ công sống dậy. Khi cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy di sản, chính họ được hưởng lợi từ di sản, từ đó ý thức hơn về những tài sản vô giá mà ông cha để lại.

Kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới Kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới

VTV.vn - Hôm nay (23/11), lễ kỷ niệm 10 năm Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hoá thế giới đã được tổ chức.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước