Cảnh báo thiếu nước, giải pháp nào để chống hạn kịp thời?

Ban Thời sư-Thứ năm, ngày 11/05/2023 23:34 GMT+7

VTV.vn - Bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định sớm về nguy cơ thiếu hụt nguồn nước đến cuối mùa cạn năm 2023.

Bộ TNMT vừa có công văn gửi các bộ Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng các địa phương miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đề nghị có các giải pháp cấp bách ứng phó với hạn hán. Cấp thiết nhất lúc này là các giải pháp điều phối nguồn nước tại hồ thuỷ điện, thuỷ lợi; tiếp tục tích trữ và sử dụng nước hiệu quả sẵn sàng cho tình huống thiếu nước tới đầu năm 2024. Chống hạn đang là việc chung của nhiều đơn vị có liên quan. Làm thế nào để chống hạn kịp thời, phối hợp để tránh lãnh phí nguồn nước quý giá?

Cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đều đang trong tháng cao điểm nắng hạn. Việc dự báo và phòng chống hạn hán, thiếu nước đã được dự báo và tính toán từ đầu mùa. Tuy nhiên, diễn biến của khí hậu tự nhiên thì khó có thể kiểm soát. Chỉ cách đây vài ngày, Bộ TNMT vừa có công văn gửi các bộ, địa phương có liên quan đề nghị cần thực hiện giải pháp cấp bách giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023. 

Trong văn bản này, hiện trạng thiếu nước tại các hồ chứa lớn, quan trọng đều được cảnh báo đang ở mức rất thấp, thiếu hụt so với quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trong thời kỳ mùa cạn trên các lưu vực sông. Mực nước hồ chứa trung bình thấp hơn trong khoảng từ 0,4m đến 24m, tương ứng tổng lượng nước thiếu hụt trong khoảng từ 16 đến 389 triệu m3. Điều này đã gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Hiện nay, cả nước đang trong giai đoạn sản xuất vụ Đông Xuân, chuẩn bị tổ chức sản xuất vụ Hè Thu, Mùa. Theo tính toán của Cục Thủy lợi, nguồn nước trong các hồ thủy lợi hiện còn trung bình khoảng 50-60% dung tích thiết kế, ở mức tương đương TBNN hiện từ giờ đến hết năm 2023, khu vực Trung Bộ là khu vực sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ hạn hán.

Trong đó Bắc Trung Bộ tập trung tại các tỉnh Thanh Hóa 2.000-3.000 ha, Nghệ An 4.000-5.000 ha; Quảng Trị 1.000 ha,… và tại Nam Trung Bộ khoảng 3.000÷3.500 ha trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam 2.500 ha , Phú Yên 500÷800 ha và Ninh Thuận 100÷200 ha

Tổng diện tích khoảng 10.000 - 15.000 ha trên tổng số 850.000 ha. Tỷ lệ này không quá lớn nhưng không thể chủ quan vì diễn biến thời tiết hiện nay rất bất thường, nếu tình trạng nắng nóng xảy ra cực kỳ gay gắt.

Cảnh báo thiếu nước, giải pháp nào để chống hạn kịp thời? - Ảnh 1.

Bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định sớm về nguy cơ thiếu hụt nguồn nước đến cuối mùa cạn năm 2023. Trong đó dòng chảy có thể thiếu hụt từ 20-40% trên các sông ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ trong các tháng cuối mùa cạn năm 2023, 20-50% trên các sông ở khu vực Nam Trung Bộ, 15-25% trên các sông ở khu vực Tây Nguyên so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn khu vực Bắc Trung Bộ được dự báo thấp hơn từ 15-35%, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ thấp hơn từ 15- 40%, khu vực Tây Nguyên thấp hơn từ 10-25% so với trung bình nhiều năm.

Mỗi giọt nước thời điểm này vô cùng quý giá. Với thủy điện thì nước chính là vàng. Bởi vậy mà mỗi giọt nước đến với cộng đồng cần được sử dụng hiệu quả và tránh lãng phí.

Đi kèm với những nỗ lực cấp bách để cung ứng nước lúc này, để giảm thiểu thiệt hại của hạn hán, thiếu nước các địa phương chỉ sản xuất nông nghiệp dựa trên lượng nước đang có. Những diện tích không đủ nước cần phải lùi lịch thời vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng cần ít nước tưới hơn.

Cùng trao đổi về thực trạng này với ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng Ban Kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước