Công nghệ thụ tinh ống nghiệm cải thiện chất lượng dân số

Khuê Lâm-Thứ tư, ngày 22/11/2023 10:22 GMT+7

Thực hiện ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn) trong thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

VTV.vn - Thụ tinh ống nghiệm góp phần giải quyết nhiều vấn đề về tỷ lệ sinh giảm, sinh con mang bệnh di truyền, dị tật.

Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhờ giữ được tỉ suất sinh thay thế. Tuy nhiên, thời gian duy trì cơ cấu dân số này không còn dài, chỉ khoảng 13 năm và kèm theo nhiều xu hướng bất lợi như kết hôn muộn, tỷ lệ vô sinh tăng.

7,7% dân số Việt Nam gặp tình trạng vô sinh, nghĩa là không thể có con tự nhiên, đặc biệt 50% trong số đó là những cặp đôi dưới 30 tuổi - độ tuổi thuận lợi cho việc mang thai và sinh đẻ. Điều này ảnh hưởng khiến tổng tỷ suất sinh của Việt Nam giảm, làm giảm tốc độ tăng dân số trong thời gian qua.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người lành mang gene cao (mang gene bệnh lặn). Khi các cặp đôi cùng mang gen bệnh kết hôn sẽ có tới 25% tỷ lệ con cái mắc bệnh. Hệ lụy là gia đình và xã hội phải chăm sóc y tế cho người phụ thuộc. Theo dữ liệu của Viện Di truyền Y học, cộng gộp cả 9 bệnh di truyền lặn phổ biến nhất ở Việt Nam, tỉ lệ người lành mang gen bệnh là 1/5. Trong đó, Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là bệnh gene lặn phổ biến nhất với tỷ lệ 13 người sẽ có 1 người mang gene bệnh. Ở thể nặng, người mắc Thalassemia phải truyền máu cả đời, ước tính mỗi năm cần chi phí 100 triệu để điều trị.

Sự phát triển của ngành hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm giải quyết phần nào thực trạng dân số hiện nay. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với các gia đình vô sinh, tỷ lệ thành công trung bình khoảng 45 - 50%.

Trọng tâm của kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm nằm ở việc tạo phôi và nuôi phôi trong Lab (phòng thí nghiệm). Chi phí chính trong quá trình thụ tinh ống nghiệm nằm ở công nghệ đầu tư cho quá trình thụ tinh trong môi trường nhân tạo, bên ngoài tử cung. Phôi được hình thành sau quá trình thụ tinh sẽ được nuôi lớn trong hệ thống tủ nuôi chuyên dụng, kiểm soát yếu tố ánh sáng, không khí, nhiệt độ giả lập như tử cung của người mẹ.

Công nghệ thụ tinh ống nghiệm cải thiện chất lượng dân số  - Ảnh 1.

Chuyên viên thực hiện kỹ thuật sàng lọc phôi phát hiện gene bệnh bất thường. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Thông qua thiết bị đánh giá, phôi bào được phân loại chất lượng, phôi có chất lượng tốt thì tỷ lệ sống sau khi chuyển phôi càng cao. Trước đây, chuyên viên sẽ đưa phôi ra môi trường bên ngoài để quan sát trực tiếp và đánh giá thủ công. Giá trị đánh giá chỉ đúng tại thời điểm kiểm tra, không theo dõi được quá trình phân chia tế bào phôi. Công nghệ nuôi phôi mới nhất hiện nay sử dụng hệ thống tủ nuôi Timelapse theo dõi và đánh giá quá trình nuôi phôi liên tục 24/7. Phương pháp hiện đại này khắc phục được nhược điểm của phương pháp truyền thống, giữ ổn định môi trường nuôi cấy, phát triển bất thường trong phân chia tế bào phôi để đánh giá chính xác hơn chất lượng của phôi. "Tại IVF Tâm Anh, chúng tôi có tích hợp thêm phần mềm trí tuệ nhân tạo để đánh giá chất lượng phôi nuôi cấy chính xác hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ IVF thành công", TS.BS Nguyễn Thị Liên Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết.

Thụ tinh ống nghiệm hiện nay không chỉ dành cho các gia đình hiếm muộn mà còn có thể áp dụng với những cặp vợ chồng mang gene bệnh di truyền, tiền sử mang thai và sinh con dị tật. Với kỹ thuật sinh thiết phôi hiện đại bác sĩ có thể sàng lọc di truyền, phát hiện bất thường gene trước khi thực hiện chuyển phôi, giúp các cặp vợ chồng mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Thụ tinh ống nghiệm nói riêng hay ngành hỗ trợ sinh sản nói chung có khả năng giải quyết khá nhiều vấn đề khó trong chiến lược nâng cao chất lượng dân số quốc gia. Tuy nhiên vẫn có nhiều rào cản để người dân tiếp cận với dịch vụ thụ tinh ống nghiệm. Theo PGS.TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cứ một trong 3 phụ nữ được hỏi đều trả lời "không biết cơ sở điều trị vô sinh gần nhất ở đâu" dù hệ thống đơn vị hỗ trợ sinh sản của cả nước đã lên tới con số 54.

Cũng theo ông Hùng, 69% phụ nữ được hỏi cho rằng chi phí điều trị vô sinh là rất đắt. Thực tế, chi phí trung bình cho một ca IVF tại Việt Nam chỉ từ 70 - 100 triệu đồng. So với chi phí chăm sóc y tế cho người phụ thuộc mắc bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh, thực hiện thụ tinh ống nghiệm là giải pháp mang lại nhiều lợi ích hơn. Chi phí điều trị tại Việt Nam cũng rẻ hơn so với điều trị IVF khoảng 250 triệu tại các nước khu vực Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Thái Lan. Ở Mỹ, chi phí điều trị IVF có thể lên tới 600 triệu đồng. Đáng nói hơn, tỷ lệ điều trị IVF thành công tại Việt Nam tương đương với tỷ lệ điều trị chung của thế giới. Thậm chí một số đơn vị cho kết quả điều trị trên mức trung bình, lên tới 70% ở nhóm tuổi dưới 30.

20h, ngày 22/11, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Hiểu về quy trình nuôi phôi và các tiêu chí đánh giá phôi" chia sẻ kiến thức về thụ tinh ống nghiệm, đặc biệt là các kĩ thuật hiện đại trong quá trình thụ tinh và nuôi phôi thụ tinh ống nghiệm.

Độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây để bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giải đá

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước