Công nghệ thụ tinh ống nghiệm từ thủ công đến trí tuệ nhân tạo

Hoài Thương-Thứ tư, ngày 20/09/2023 08:00 GMT+7

Công nghệ nuôi cấy phôi tích hợp trí tuệ nhân tạo AI giúp lựa chọn phôi tốt cho những vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Ảnh: Hoài Thương

VTV.vn - Sau 25 năm "em bé ống nghiệm" đầu tiên chào đời tại Việt Nam, lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản đã phát triển vượt bậc từ thủ công đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Đầu năm 2023, sau khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, anh Hưng (30 tuổi) không ngờ bản thân bị vô sinh do không có tinh trùng. Trước đây, những trường hợp tương tự phải đối mặt nguy cơ xin tinh trùng hoặc con nuôi, không thể có con "chính chủ". Biết Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh (IVFTA-HCMC) là nơi đi đầu trong cập nhật và ứng dụng nhiều công nghệ hỗ trợ sinh sản cao cấp hàng đầu thế giới, vợ chồng anh tìm đến với hy vọng có con của chính mình.

Anh Hưng được thực hiện kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng trong tinh hoàn (micro-TESE). Với kính hiển vi có độ phóng đại lên đến 200 lần, các chuyên gia thành công tìm thấy 5 tinh trùng khỏe mạnh ẩn sâu bên trong tinh hoàn và tiến hành trữ đông bằng kỹ thuật trữ tinh trùng số lượng ít.

Chị Hà (vợ anh Hưng) có dự trữ buồng trứng thấp, được gom trứng 2 chu kỳ, thu được tổng cộng 5 noãn. Tất cả những công nghệ hiện đại nhất tiếp tục được áp dụng cho vợ chồng anh Hưng gồm kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); phôi được nuôi trong môi trường mô phỏng tử cung người mẹ với camera chuyên dụng quan sát 360 độ đồng thời tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo AI giúp đánh giá, sàng lọc phôi tốt. Chị Hà được chuyển một phôi tốt vào lòng tử cung và đậu thai giúp vợ chồng chị hiện thực hóa ước mơ có con "chính chủ".

Công nghệ thụ tinh ống nghiệm từ thủ công đến trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Một trường hợp vợ chồng lớn tuổi thành công có con "chính chủ" khỏe mạnh sau điều trị thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA-HCMC. Ảnh: Hoài Thương

Chị Hoa (ngụ Đồng Nai) đến với các bác sĩ tại IVFTA-HCMC khi đã bước qua tuổi 42, tròn 10 năm vô sinh. 10 năm qua ước mơ có con của vợ chồng chị vẫn còn giang dở bởi 3 lần điều trị thụ tinh ống nghiệm ở các trung tâm trước với tổng cộng 10 lần chuyển phôi đều thất bại.

Sau khám toàn diện sức khỏe sinh sản với những kỹ thuật chuyên sâu, ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCMC đánh giá chị Hoa là trường hợp phức tạp bởi lớn tuổi, vô sinh nhiều năm, tiền căn đã cắt cả hai bên ống dẫn trứng, thất bại làm tổ nhiều lần, viêm nội mạc tử cung, cơ địa dị ứng. Tuy nhiên với những công nghệ hiện đại đã được ứng dụng tại IVFTA-HCMC, chị Hoa vẫn còn cơ hội có con của chính mình.

Ở độ tuổi đã lớn, số lượng và chất lượng buồng trứng đã suy giảm, may mắn chị Hoa có được 3 phôi ngày 5. Công nghệ nuôi phôi tích hợp trí tuệ nhân tạo AI và các kỹ thuật sàng lọc phôi tiền làm tổ giúp chị Hoa chọn được phôi duy nhất không mang các bất thường. Với hệ thống nội soi buồng tử cung và các xét nghiệm cao cấp giúp chị Hoa được đánh giá toàn diện tử cung, lựa chọn kháng sinh đáp ứng tốt nhất kiểm soát viêm nội mạc tử cung từ đó lựa chọn được thời điểm chuyển phôi tối ưu. Chị Hoa đậu thai sau lần chuyển phôi đầu tiên, sinh con khỏe mạnh.

Đó là hai trong hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh thành công sinh con "chính chủ" sau điều trị hỗ trợ sinh sản tại hệ thống trung tâm IVF BVĐK Tâm Anh, trong đó chủ yếu là vợ chồng lớn tuổi, vô sinh nhiều năm, điều trị IVF thất bại ở nhiều trung tâm trước đó.

ThS.BS Giang Huỳnh Như cho biết, trước đây, khi Việt Nam chưa có những kỹ thuật cao cấp hiện đại, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong nuôi cấy phôi và chẩn đoán hình ảnh những trường hợp vợ chồng lớn tuổi, suy giảm dự trữ buồng trứng, không có tinh trùng, thất bại làm tổ nhiều lần do chất lượng phôi chưa tốt và các bất thường trong buồng tử cung… rất khó có con của chính mình.

Xu thế tất yếu của điều trị hỗ trợ sinh sản là ứng dụng công nghệ. Hiện nay những công nghệ máy móc và kỹ thuật cao cấp hàng đầu thế giới đã được ứng dụng tại IVFTA-HCMC, đồng thời trình độ của đội ngũ chuyên gia đã phát triển vượt bậc đưa ngành Hỗ trợ sinh sản không ngừng phát triển từ thủ công đến hiện đại.

Tại Hệ thống trung tâm IVF Tâm Anh, bệnh nhân được siêu âm, chụp tử cung, vòi trứng, xét nghiệm với những thiết bị hiện đại bậc nhất, tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra những đánh giá toàn diện, chuyên sâu. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, nguyên nhân vô sinh. Theo các chuyên gia, chẩn đoán chính xác đã giúp đảm bảo 59% khả năng thành công.

Các chuyên gia phôi học làm chủ tất cả kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình hỗ trợ sinh sản như: nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM), đông lạnh và lưu trữ tinh trùng/noãn số lượng ít, hỗ trợ phôi thoát màng (AH), xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT), nuôi cấy phôi bằng hệ thống Time-lapse, kỹ thuật điều trị với trường hợp tinh trùng có phân mảnh DNA, ứng dụng phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nuôi phôi, ứng dụng bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP)… Ngoài ra, còn phối hợp với đơn vị Nam học để điều trị vô sinh nam, thực hiện các kỹ thuật khác như vi phẫu micro-TESE chọc hút tinh trùng từ mào tinh, kỹ thuật trữ tinh trùng, trữ trứng số lượng ít…

Để thực hiện được các kỹ thuật khó này, cần có phòng nuôi cấy phôi hiện đai. IVF Tâm Anh thiết kế phòng lab siêu sạch đạt chuẩn ISO 5 bên trong phòng thao tác giao tử và phôi ISO 6. Thiết kế phòng labo bên trong phòng labo (lab-in-a-lab) là thiết kế đầu tiên trên thế giới được ứng dụng vào việc nuôi cấy phôi và giao tử. Tỷ lệ thành công sau chuyển phôi đạt 70% với phôi ngày 5, nuôi trong tủ nuôi phôi timelapse, AI và sinh thiết đánh giá di truyền không có bất thường.

"Hệ thống trung tâm IVF Tâm Anh là một trong số ít trung tâm HTSS đạt tiêu chuẩn quốc tế trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (RTAC) do Australia cấp. Trình độ đội ngũ y bác sĩ, đặc biệt là việc ứng dụng thuần thục các kỹ thuật, phương pháp hiện đại với các máy móc thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngay tại IVF Tâm Anh đã giúp hàng nghìn vợ chồng vô sinh trong nước hiện thực hóa ước mơ có con, thậm chí thu hút nhiều nhiều Việt kiều và người nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Philippines, đặc biệt là Australia - nơi được coi là cường quốc của ngành hỗ trợ sinh sản đến điều trị", ThS.BS Giang Huỳnh Như chia sẻ.

Công nghệ thụ tinh ống nghiệm từ thủ công đến trí tuệ nhân tạo - Ảnh 2.

Vào lúc 20h, thứ Tư, ngày 20/09/2023, chương trình giao lưu trực tuyến "Điều trị hiếm muộn nam & nữ: những cập nhật mới nhất về công nghệ tạo phôi, nuôi phôi" sẽ được phát sóng trên fanpage Báo điện tử VnExpress, BVĐK Tâm Anh, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và các kênh truyền thông uy tín khác.

Chương trình với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu tại Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, BVĐK Tâm Anh gồm: PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội; ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh; TS.BS Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng lab, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội; ThS Nguyễn Ngọc Quỳnh - Trưởng lab, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh. Bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi tại đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước