Cuộc "cách mạng công nghệ" nâng cao tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công

Hoài Thương-Thứ sáu, ngày 01/03/2024 15:13 GMT+7

Các chuyên gia trong chương trình.

VTV.vn - Sau 26 năm, công nghệ thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc từ thủ công đến ứng dụng công nghệ cao trong chẩn đoán hình ảnh, nuôi cấy phôi.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh (IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh) trong Chương trình tư vấn trực tuyến "Phôi tốt ngày 5 & những yếu tố quan trọng tăng tỷ lệ IVF thành công" được phát sóng vào tối 28/2 vừa qua.

Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, trước đây khi công nghệ còn ở mức độ thủ công, đa số các trung tâm IVF đều thực hiện chuyển phôi ở giai đoạn phôi ngày 2 hoặc ngày 3 (phôi ở giai đoạn phân chia chỉ có từ 4-8 tế bào). Hiện nay, với kỹ thuật và công nghệ cao trong nuôi cấy phôi thai, tại IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh có đến 90% bệnh nhân được nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang phát triển toàn diện (giai đoạn phôi ngày 5 có đến 200 tế bào), cho tỷ lệ phôi tốt cao và tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi khác biệt rõ rệt hơn nhiều so với chuyển phôi ngày 3 trước đây.

Bác sĩ Như lý giải, trứng và tinh trùng sau khi diễn ra quá trình thụ tinh trong môi trường ống nghiệm sẽ bắt đầu phát triển, phân chia. Ở giai đoạn ngày 3, toàn bộ nguồn năng lượng của phôi vẫn được sử dụng từ nguồn năng lượng của tế bào mẹ là trứng. Từ ngày 3 trở đi, bộ gen của phôi bắt đầu có những biểu hiện hoạt hóa, tự tổng hợp các chất cần thiết, quá trình phát triển đó thể hiện rõ rệt chất lượng phôi tốt hay không tốt. Do đó việc kéo dài thời gian nuôi cấy đến giai đoạn phôi ngày 5 cho phép thu nhận các phôi có sức sống tốt nhất, giảm những phôi có bất thường về di truyền.

Đặc biệt, tại IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh công nghệ nuôi cấy phôi hiện đại được trang bị camera quan sát liên tục tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), toàn bộ quá trình phát triển được quan sát so sánh với hệ thống dữ liệu rộng lớn, đưa ra gợi ý giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi tốt để chuyển phôi, giúp tăng tỷ lệ đậu thai ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên, giảm khả năng đa thai và các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do đa thai, giúp em bé chào đời khỏe mạnh.

"Ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu của y học nói chung và ngành thụ tinh ống nghiệm nói riêng", bác sĩ Như cho biết thêm và nhấn mạnh đó được ví như "cuộc cách mạng" giúp "thay da đổi thịt" ngành thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam, đưa tỷ lệ IVF thành công tại Việt Nam vượt trội ngang tầm các quốc gia phát triển.

Tại IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, đội ngũ chuyên môn có thể thực hiện được tất cả kỹ thuật cao cấp trong hỗ trợ sinh sản như: nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM), đông lạnh và lưu trữ tinh trùng/noãn số lượng ít, hỗ trợ phôi thoát màng (AH), xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT), kỹ thuật điều trị với trường hợp tinh trùng có phân mảnh DNA, ứng dụng phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nuôi phôi, ứng dụng bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP)… Đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị Nam học để điều trị vô sinh nam, thực hiện các kỹ thuật hiện đại như vi phẫu micro-TESE chọc hút tinh trùng từ mào tinh, song song phục vụ cho quá trình thụ tinh ống nghiệm, tinh trùng có thể được trữ đông bằng kỹ thuật trữ tinh trùng số lượng ít để bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới giúp tránh các cuộc mổ không cần thiết trong tương lai…

Cuộc cách mạng công nghệ nâng cao tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công - Ảnh 1.

ThS.BS Giang Huỳnh Như trong chương trình.

Theo ThS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng Lab, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh, nuôi cấy phôi ngày 5 tức là quá trình nuôi cấy phôi trong phòng lab chỉ diễn ra vỏn vẹn trong khoảng 5-6 ngày, tuy nhiên đó là sự vận hành của cả một hệ thống được đầu tư "khổng lồ", bao gồm hệ thống nuôi cấy phôi hoàn chỉnh và hiện đại từ phía lâm sàng cho đến Labo. Đội ngũ chuyên viên phôi học được đào tạo bài bản từ nước ngoài và trong nước đảm bảo vận hành một cách chuyên nghiệp, làm chủ mọi kỹ thuật và công nghệ cao cấp.

IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh là Trung tâm Hỗ trợ sinh sản đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu thiết kế độc đáo "lab trong lab" và phòng sạch chuẩn ISO 5 hàng đầu thế giới. Đây là thiết kế đặc thù và là sáng kiến đầu tiên trên thế giới được ứng dụng vào nuôi cấy phôi và giao tử do ThS.BS Giang Huỳnh Như dày công nghiên cứu. Với thiết kế này khu vực thao tác được tách biệt với khu vực nuôi cấy, từ đó tăng khả năng ổn định môi trường xung quanh.

Thiết kế đảm bảo sự nghiêm ngặt trong lắp đặt hệ thống khí, trang thiết bị hiện đại, kiểm soát chặt chẽ mọi yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ và chất lượng không khí, ánh sáng nhằm bảo vệ phôi và giao tử khỏi tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố ngoại cảnh bất lợi. So với kỹ thuật nuôi cấy phôi truyền thống thiếu sự ổn định, phôi được nuôi cấy trong hệ thống tủ nuôi cấy trang bị camera quan sát liên tục có nhiều ưu điểm tối ưu hơn bởi duy trì được luồng không khí ở mức ổn định, không ảnh hưởng bởi những tác động ngoại cảnh giúp quá trình phát triển được toàn diện, tăng chất lượng nuôi cấy tạo ra được những phôi chất lượng tốt nhất, từ đó nâng cao tỷ lệ mang thai cho vợ chồng vô sinh hiếm muộn.

Cuộc cách mạng công nghệ nâng cao tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công - Ảnh 2.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh trong chương trình tư vấn.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú chia sẻ, từ nửa cuối năm 2023, các bác sĩ tại IVF Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh tiếp đón tỷ lệ vợ chồng vô sinh hiếm muộn tăng rất cao bởi xu hướng "săn Rồng vàng" trong năm 2024.

Theo quan điểm người dân Á Đông, nhiều người mong muốn sinh con trong năm Rồng, trở thành động lực giúp nhiều vợ chồng không còn trì hoãn trong khám và điều trị hỗ trợ sinh sản.

Tỷ lệ thành công ở một chu kỳ điều trị IVF phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khám toàn diện sức khỏe sinh sản của vợ chồng, tìm nguyên nhân vô sinh hiếm muộn; bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và công nghệ hiện đại giúp mang lại hiệu quả nhất; sự kết hợp điều trị giữa bác sĩ và chuyên viên phòng lab; hội chẩn và điều trị liên chuyên khoa với những trường hợp có các bệnh lý khác kèm theo…

Tuổi tác của người bệnh cũng là yếu tố quan trọng. Vợ chồng vô sinh hiếm muộn điều trị trong độ tuổi trẻ, khi chất lượng trứng và tinh tinh trùng chưa suy giảm nhiều giúp giảm khó khăn trong điều trị, tăng tỷ lệ thành công và giảm chi phí so với những vợ chồng lớn tuổi, vô sinh nhiều năm. Do đó, bác sĩ Tú khuyến cáo vợ chồng sau kết hôn một năm quan hệ tình dục đều đặn và không tránh thai nhưng vẫn chưa có thai nên đến trung tâm hỗ trợ sinh sản để khám và điều trị sớm. Với những phụ nữ ngoài 35 tuổi sau kết hôn 6 tháng chưa có thai nên khám và điều trị sớm, giúp tăng tỷ lệ thành công, giảm nguy cơ xin trứng và các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Cuộc cách mạng công nghệ nâng cao tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công - Ảnh 3.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú khuyến cáo vợ chồng vô sinh hiếm muộn nên khám và điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ thành công, giảm chi phí điều trị.

Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng gia tăng trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính cứ 6 người trên toàn cầu có một người chịu ảnh hưởng của tình trạng vô sinh. Hiện nay công nghệ hỗ trợ sinh sản đã phát triển vượt bậc, vợ chồng hiếm muộn tăng khả năng tiếp cận với các kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong điều trị và điều trị dự phòng. Các kỹ thuật trữ trứng/ trữ tinh trùng và giao tử giúp vợ chồng vô sinh thậm chí nam và nữ giới chưa kết hôn được kịp thời bảo tồn khả năng sinh sản, chủ động thời điểm sinh con khỏe mạnh trong tương lai.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước