Dự án nuôi muỗi Wolbachia phòng sốt xuất huyết được triển khai thế nào?

Vũ Em - Đức Dương - Phạm Bằng - Đắc Hiến-Thứ tư, ngày 11/05/2022 19:06 GMT+7

VTV.vn - Dự án nuôi muỗi Wolbachia được thực hiện bằng cách lai tạo giữa muỗi chứa vi khuẩn wolbachia và muỗi địa phương tạo ra muỗi địa phương có chứa vi khuẩn Wolbachia.

Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành quanh năm. Đến nay, việc sản xuất vaccine phòng bệnh vẫn còn nhiều khó khăn. Trong lúc này, một giải pháp đang được các chuyên gia nghiên cứu thực hiện là dùng muỗi có chứa vi khuẩn Wolbachia để chống sốt xuất huyết. Dự án do chương trình Muỗi thế giới thực hiện ở một số quốc gia đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm sốt xuất huyết.

Tại nhà nuôi muỗi của dự án nuôi muỗi Wolbachia, các chuyên gia đang ngày đêm thực hiện dự án nuôi muỗi góp phần phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam. Dự án được thực hiện bằng cách lai tạo giữa muỗi chứa vi khuẩn wolbachia và muỗi địa phương, tạo ra muỗi địa phương có chứa vi khuẩn Wolbachia. Sau đó phát triển đàn muỗi này như nuôi muỗi, thu thập trứng, đóng gói các viên nang thành các hộp muỗi để thả muỗi ngắn hạn và giám sát ngoài thực địa.

Dự án nuôi muỗi Wolbachia phòng sốt xuất huyết được triển khai thế nào? - Ảnh 1.

Hiện các viên nang chứa trứng muỗi Wolbachia đã được thả tại thành phố Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương và thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau 5 tháng, các chuyên gia sẽ giám sát và đánh giá liệu trình thả muỗi này.

Vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế virus Dengue gây sốt xuất huyết. Nhờ cơ chế này mà khi thả muỗi chứa Wolbachia vào tự nhiên, số lượng muỗi chứa Wolbachia được nhân lên góp phần ngăn chặn sốt xuất huyết lây truyền.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước