Giải pháp nước ngọt cho ĐBSCL: Trữ nước ở cả tầng nước mặt và nước ngầm

Lan Phương-Thứ bảy, ngày 16/03/2024 06:02 GMT+7

VTV.vn - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa trải qua đợt xâm nhập mặn thứ 5 từ đầu mùa khô đến nay khiến nhiều địa phương bị thiếu nước ngọt.

Trong bối cảnh, nhiệt độ trái đất tăng lên, nguồn nước sông Mekong ngày càng thấp đi. Vì vậy để bảo đảm đủ nước ngọt cho khu vực này, phục hồi nguồn nước ngầm là giải pháp cần được tính đến.

Diện tích nước ngọt ở ĐBSCL chỉ chiếm 30% - 50% diện tích phân bố toàn vùng, nhưng tỷ lệ khai thác, sử dụng lại tăng khoảng 17% so với nhu cầu. Nước ngầm được sử dụng như nguồn bổ sung cho lượng nước thiếu hụt vào thời điểm mùa khô hoặc các năm hạn hán.

Từ các nghiên cứu thực tế, tại Hội nghị "Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên nước", các chuyên gia đánh giá, cần có các giải pháp trữ nước, hoặc bổ sung nước nhân tạo, bảo vệ nước ngầm.

"Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động cấp nước đối với sự thích ứng của ĐBSCL. Vấn đề chúng ta nên làm gì để hạn chế khai thác nước ngầm và tăng cường nguồn cung nước ngầm", ông Andreas Renck, Chương trình Hợp tác kỹ thuật Việt - Đức, nhận định.

Giải pháp nước ngọt cho ĐBSCL: Trữ nước ở cả tầng nước mặt và nước ngầm - Ảnh 1.

Nước ngầm được sử dụng như nguồn bổ sung cho lượng nước thiếu hụt vào thời điểm mùa khô hoặc các năm hạn hán. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

"Tiến hành phân tích dữ liệu vệ tinh, kết quả cho thấy một số khu vực tại Cà Mau xảy ra hiện tượng sụt lún tới 2 - 3 cm. Điều này trở thành vấn đề rất quan trọng hiện nay. Có thể thấy rằng khai thác nước ngầm góp phần gây ra hiện tượng sụt lún", GS. Stephen Norra, Đại học Postdam, Đức, cho biết.

Theo các nhà khoa học, xâm nhập mặn ĐBSCL diễn ra ở cả các dòng chảy trên mặt, ở cả trong các tầng chứa nước ngầm, là nguy cơ cho an ninh nguồn nước, đặc biệt mùa khô.

Nhiều biện pháp nhằm đẩy dòng mặn ra xa. Trữ nước ở cả tầng nước mặt và nước ngầm là giải pháp được tính đến hiện nay.

"Một giải pháp lâu dài, cơ bản, khoa học là lưu giữ nước trên mặt, trong các tầng chứa nước vào mùa mưa để khai thác vào mùa khô thì chúng ta giảm thiểu được xâm nhập mặn", PGS.TS. Đoàn Văn Cánh, Nguyên Chủ tịch Hội địa chất, thủy văn Việt Nam, nêu quan điểm.

Bổ sung nước nhân tạo, nước dưới đất là việc làm rất cần thiết ở Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng trữ nước mặt trong mùa lũ cũng là vấn đề cần được nghiên cứu có cơ sở khoa học để vừa phát triển nguồn nước, vừa bảo vệ môi trường.

Giải pháp cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân Giải pháp cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân

VTV.vn - Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long kỳ vọng sẽ kéo giảm đáng kể số hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt trong mùa khô năm nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước