Giải quyết tình trạng 'xe dù, bến cóc', gỡ 'nút thắt' cho Bến xe Miền Đông mới

Theo Báo Chính phủ-Thứ hai, ngày 07/11/2022 06:16 GMT+7

Theo số liệu của Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, hằng ngày, có gần 300 chuyến xe bỏ Bến xe Miền Đông mới, trong đó hơn 50% vào các bến xe khác, số còn lại chuyển qua hình thức

VTV.vn - Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu UBND thành phố ban hành chỉ thị về quản lý trật tự đô thị nhằm giải quyết tình trạng "xe dù, bến cóc".

Ngày 6/11, thông tin tại Chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" với chủ đề "Quy hoạch và quản lý bến xe, bãi đỗ xe", ông Nguyễn Lâm Hải, Phó Giám đốc Ban Bến xe miền Đông mới (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, trong quá trình hoạt động ban đầu, bến xe gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng "xe dù, bến cóc", cụ thể là một số doanh nghiệp không đưa phương tiện vào hoạt động ở bến mới mà vào nội đô đón trả khách; ngoài ra, các tuyến bus kết nối với bến mới chưa nhiều.

Theo số liệu của Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, hằng ngày, có gần 300 chuyến xe bỏ Bến xe Miền Đông mới, trong đó hơn 50% vào các bến xe khác, số còn lại chuyển qua hình thức "xe dù, bến cóc".

Đề cập đến việc này, Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, tình trạng đậu đỗ nơi cấm, đón trả khách sai quy định rất phức tạp. 10 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã xử lý 4.000 vụ vi phạm liên quan đến "xe dù bến cóc", số tiền phạt lên tới 11 tỷ đồng.

Còn ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP cho biết, Sở đã tham mưu UBND thành phố ban hành chỉ thị về quản lý trật tự đô thị, theo đó phân định trách nhiệm cụ thể cho các quận, huyện chịu trách nhiệm về trật tự lòng đường, vỉa hè và các bến bãi phát sinh; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND thành phố xử lý.

Nêu ý kiến về Bến xe Miền Đông mới, Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm cho biết, đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện tầm nhìn, tư duy của thành phố. Tuy nhiên, công trình này chưa đồng bộ về hạ tầng - quy hoạch, mà nguyên nhân cũng có phần do tuyến Metro số 1 chưa đi vào hoạt động.

Ông Lâm khẳng định Sở Giao thông Vận tải và các sở, ban ngành đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ hạ tầng liên quan nhằm hoàn thiện các tuyến đường xung quanh bến xe; tổ chức giao thông phù hợp; hạn chế xe khách lớn vào nội đô, trong đó có thể hạn chế xe giường nằm vào nội đô trong năm nay theo đúng quy hoạch; tăng cường kết nối các tuyến xe bus với bến xe.

Thông tin về hệ thống bến bãi đậu xe trên địa bàn, ông Lâm cho biết, hiện nay con số đó chỉ đạt khoảng 250 ha/1.146 ha được quy hoạch (đạt khoảng 22%), trong đó bãi đậu cho xe bus đạt khoảng 43%. Hệ thống hạ tầng nói chung và hệ thống bến bãi nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến người dân không hài lòng.

Đối với xe buýt và giao thông công cộng, thành phố có 126 tuyến và khoảng 2.100 xe hoạt động. Theo quy hoạch giao thông đến năm 2020, tỷ lệ xe bus phải đạt 25% chuyên chở nhưng hiện nay chỉ đạt hơn 10%.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước