Hậu cần quân đội - Thầm lặng mà vinh quang

Lan Anh-Chủ nhật, ngày 03/11/2024 06:01 GMT+7

VTV.vn - Ngành hậu cần quân đội đã phát huy sức mạnh toàn quân, toàn dân, huy động được nguồn nhân lực và vật chất vô cùng to lớn, góp phần vào thắng lợi của các chiến dịch.

"Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận", câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của công tác hậu cần quân đội.

Là khâu nối liền hậu phương với tiền tuyến, hậu cần là một trong những nhân tố quyết định làm nên thắng lợi của các cuộc kháng chiến cứu nước và góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh trong suốt 80 năm qua.

Chiều 22/12/1944, Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau lễ tuyên thệ, đội đã cùng ăn một bữa cơm nhạt.

Mô hình tái hiện lại bữa cơm nhạt, bữa cơm đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngay sau lễ thành lập, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng hậu cần. Bữa cơm này mang giá trị biểu tượng vô cùng to lớn, nó cho thấy ý chí, quyết tâm sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách, chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ của người chiến sĩ. Cũng từ bữa cơm này, công tác hậu cần quân đội đã dần hình thành và phát triển.

Cụ Bàn Thị Chủ là người cuối cùng còn lại của tổ nấu cơm hôm ấy. Dù đã ở tuổi 99, nhưng những ký ức ngày đầu nuôi quân không thể xóa nhòa.

"Tôi khi ấy mới gần 20 tuổi, được bác Võ Nguyên Giáp giao làm tổ trưởng tổ nuôi quân. Chúng tôi tuyên truyền góp gạo, chia các đội nấu cơm, không quản đạn bom, xông pha ra khắp các chiến trường đưa cơm cho bộ đội", cụ Bàn Thị Chủ (Tổ trưởng Tổ nuôi quân phục vụ Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân) chia sẻ.

Hậu cần quân đội - Thầm lặng mà vinh quang - Ảnh 1.

Những anh chị nuôi, những y bác sĩ quân hàm xanh, những người lính vận tải vẫn đang ngày đêm tiếp tục công việc thầm lặng mà vinh quang của mình...

Nuôi quân, cung cấp quân trang, quân giới, vận tải, xăng dầu, quân y…, ngành hậu cần quân đội đã phát huy sức mạnh toàn quân, toàn dân, huy động được nguồn nhân lực và vật chất vô cùng to lớn, góp phần vào thắng lợi của các chiến dịch. Trong đó phải kể đến chiến dịch Đông Xuân, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và cùng các lực lượng làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

"Trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, ngành hậu cần đã có bước phát triển toàn diện, cả về cơ cấu, tổ chức, lực lượng và phương tiện để xây dựng ngành hậu cần chính quy, hiện đại...", Đại tá Lê Thanh Bài (Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự) cho biết.

"Ngành hậu cần quân đội đã phát huy bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đánh giá cao đóng góp to lớn và tin tưởng rằng ngành hậu cần quân đội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao", Đại tướng Phan Văn Giang (Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) nhận định.

Những anh chị nuôi, những y bác sĩ quân hàm xanh, những người lính vận tải vẫn đang ngày đêm tiếp tục công việc thầm lặng mà vinh quang của mình, góp phần củng cố vững chắc thế trận hậu cần mới trong thời bình, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

Nghệ sĩ quân đội - chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa Nghệ sĩ quân đội - chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa

VTV.vn - Các nghệ sĩ quân đội chính là người nghệ sĩ - chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật, làm nên những giá trị đặc sắc của văn hóa quân sự Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước