Khỏi trào ngược dạ dày sau 3 năm chẩn đoán nhầm bệnh

Lục Bảo-Thứ ba, ngày 04/04/2023 08:00 GMT+7

Máy đo pH và trở kháng thực quản 24 giờ được người bệnh đeo, dây thông qua mũi trực tiếp ghi lại các thông số trong lòng thực quản. Ảnh BVĐK Tâm Anh

VTV.vn - Bệnh nhân khỏi trào ngược dạ dày, cải thiện sức khỏe và tinh thần chỉ sau 1 tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bà Hoàng Thị Mai (57 tuổi, Hải Phòng) mất ngủ suốt 3 năm do trào ngược thức ăn lên cổ. Tình trạng bệnh tăng dần gây vướng cổ, đờm và ho nhiều, thỉnh thoảng bà còn ợ nóng và đau họng. Bà Mai dù đi khám nhiều nơi, đã nội soi dạ dày, dùng nhiều đơn thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm. Đến khám tại khoa Tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh Hà Nội vào tháng 3/2023, bà Mai được tiến hành đo pH thực quản. Phương pháp hiện đại này ghi nhận trực tiếp diễn biến trong thực quản thông qua dụng cụ có cảm biến về độ acid và số cơn trào ngược.

Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa cho biết, trong nhiều năm liền người bệnh đi khám và nội soi dạ dày nhưng không tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Nội soi không có ý nghĩa nhiều trong chẩn đoán nguyên nhân gây trào ngược. Phương pháp này chỉ có giá trị khi có tổn thương thực quản điển hình. Có hai loại trào ngược dạ dày thực quản: loại có tổn thương thực quản trên nội soi và loại trào ngược không có tổn thương thực quản trên nội soi. Tổn thương thực quản ở người bị trào ngược rất thấp chỉ dưới 20%.

Kết quả đo vận động thực quản độ phân giải cao (HRM) cho thấy áp lực cơ thắt dưới thực quản và nhu động thực quản của người bệnh hoàn toàn bình thường. Kết quả đo pH trở kháng thực quản 24 giờ cho thấy, thời gian thực quản tiếp xúc acid là 0,5% (bình thường). Tổng số cơn trào ngược ghi nhận trong 24 giờ là 31 cơn, trong đó có 26 cơn trào ngược acid và 5 cơn trào ngược không acid. Từ các chỉ số trên, bác sĩ kết luận bà Mai mắc bệnh lý thực quản tăng nhạy cảm với acid.

Khỏi trào ngược dạ dày sau 3 năm chẩn đoán nhầm bệnh - Ảnh 1.

Hình ảnh 1 cơn trào ngược acid của bệnh nhân được ghi nhận nhờ máy đo PH trở kháng thực quản 24 giờ (PH 1,5). Ảnh BVĐK Tâm Anh

Tiến sĩ Khanh cho biết thêm, với các bệnh nhân sống chung với trào ngược như trường hợp của bà Mai, đo pH trở kháng thực quản 24 giờ được xem là tiêu chuẩn vàng trong phát hiện bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Các thông tin thu được sau khi đo pH trở kháng thực quản bao gồm: số cơn trào ngược, bản chất cơn trào ngược, độ pH hay độ acid dịch trào ngược, thời gian thực quản tiếp xúc với dịch acid, trở kháng nền về đêm, mối liên quan giữa triệu chứng và cơn trào ngược. Dựa vào các dữ liệu từ máy đo pH, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị bổ trợ.

Sau hai tuần sử dụng thuốc đặc trị, người bệnh giảm dần các triệu chứng khó chịu. Duy trì thuốc trong 2 tuần tiếp theo, người bệnh hết các triệu chứng "sống chung" trong một thời gian dài. Bác sĩ chỉ định bà Mai tiếp tục dùng thuốc đủ 3 tháng để cải thiện bệnh hoàn toàn.

Tiến sĩ Khanh khuyến cáo, bệnh lý thực quản tăng nhạy cảm với acid dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Với bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản dai dẳng, điều trị ít cải thiện nên thăm khám chuyên sâu tại các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về bệnh lý thực quản. Việc điều trị kéo dài, sử dụng nhiều loại thuốc mà không cải thiện triệu chứng khiến người bệnh chịu nhiều tác dụng phụ, gây bi quan, suy sụp tinh thần.

Đối với người bệnh sau điều trị, cần chú ý thay đổi lối sống để giảm căng thẳng stress như tăng cường vận động thể lực bằng tập thể dục thể thao, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn thực phẩm kích thích tăng tiết acid hay kích thích cơ thực quản, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, tránh hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có ga... khiến bệnh tái phát.

Khỏi trào ngược dạ dày sau 3 năm chẩn đoán nhầm bệnh - Ảnh 2.

20h ngày 4/4, Hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Trào ngược dạ dày thực quản & Phương pháp hiện đại đo pH thực quản", nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về bệnh GERD, dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa. Chương trình có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội: TTƯT.TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa; BSNT Đào Trần Tiến, Phó khoa Tiêu hóa; BSNT Hoàng Nam, Bác sĩ khoa Tiêu hóa.

Độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia ngay tại bài viết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước