Lãng phí thời gian – Thói quen cần thay đổi để phát triển bền vững

VTV Times-Thứ hai, ngày 09/12/2024 22:08 GMT+7

Tự động phát sau
2
Current Time0:00
/
Duration0:00
0:00

VTV.vn - Thời gian là tài sản vô giá, nhưng nhiều người lại lãng phí vào các hoạt động vô bổ, làm giảm hiệu quả công việc và lãng phí cơ hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung.

Người xưa có câu: "Thời gian là vàng là bạc" để khẳng định giá trị quý báu của thời gian. Nhiều người thậm chí cho rằng thời gian còn quý hơn cả tiền bạc, bởi tiền bạc có thể tạo ra, nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ lấy lại được. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí thời gian vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi, làm mất đi cơ hội của cá nhân và làm chậm sự phát triển chung của đất nước.

Tại các quán cà phê, không khó để bắt gặp hình ảnh mọi người chăm chú vào điện thoại thay vì giao tiếp với nhau. Sinh viên Dương Lan Anh chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất lãng phí thời gian khi đi cùng bạn bè mà họ lại chỉ chú ý đến điện thoại, thay vì trò chuyện với tôi. Điều này khiến tôi không thoải mái."

Theo một báo cáo năm 2024, mỗi người Việt Nam dành trung bình 2 giờ 25 phút mỗi ngày cho mạng xã hội, đưa Việt Nam vào tốp 20 quốc gia sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Điều đáng nói là phần lớn thời gian này không mang lại lợi ích cụ thể.

Bà Phạm Ngọc Anh, thành viên Ban Cố vấn Thanh niên của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhận định: "Nhiều khi lướt mạng tới 4 giờ đồng hồ mà không mang lại điều gì hữu ích, còn deadline thì vẫn còn nguyên đó. Điều này không chỉ lãng phí thời gian mà còn làm giảm hiệu quả công việc."

Lãng phí thời gian – Thói quen cần thay đổi để phát triển bền vững - Ảnh 1.

Không chỉ ở cấp độ cá nhân, tình trạng lãng phí thời gian còn phổ biến trong các cơ quan, tổ chức. Việc họp hành kéo dài nhưng không giải quyết được nhiều vấn đề là một ví dụ điển hình. Các cơ quan quản lý công việc chưa khoa học, thiếu hệ thống, dẫn đến hiệu suất làm việc kém. Một bộ phận nhân sự trong hệ thống công quyền thậm chí không có nhiều việc để làm, rơi vào tình trạng "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về".

Ông Đào Đắc Hoàng, Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, nhận định: "Mất thời gian vào việc vô bổ làm giảm hiệu suất học tập, làm việc của mỗi cá nhân".

Lãng phí thời gian ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ chức Đằng sau sự lãng phí thời gian - chính là lãng phí nguồn lực, lãng phí cơ hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước