Nan giải xung đột ở các chung cư

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 21/11/2023 23:27 GMT+7

VTV.vn - Cả nước có 5.857 nhà chung cư. Trong đó, có ít nhất 10% xảy ra tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến quản lý, vận hành.

Xung đột, mâu thuẫn kéo dài, thậm chí xảy ra những va chạm phức tạp để đấu tranh quyền lợi trong việc chi trả các loại dịch vụ. Đây là thực trạng diễn ra khá phổ biến giữa cư dân và chủ đầu tư tại nhiều chung cư trên cả nước

Thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến cuối năm 2022, cả nước có 5.857 nhà chung cư. Trong đó, có ít nhất 10% xảy ra tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến quản lý, vận hành. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, hay TP Hồ Chí Minh, khảo sát từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, tỷ lệ xảy ra tranh chấp lên đến 15%.

Các thống kê này chưa phản ánh đầy đủ số lượng tòa nhà có xung đột trong thực tế, nhưng đã cho thấy tranh chấp đang gia tăng. Trong khi đó, nhiều chung cư chưa thành lập được ban quản trị theo quy định. Luật Nhà ở 2014 và Thông tư số 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng, quy định rất rõ chung cư nào cần phải có ban quản trị để quản lý, điều hành các dịch vụ kèm theo của cư dân. Quy định đã có, các chế tài đã có, thế nhưng tình trạng các chung cư không quản trị chiếm đến 27%.

Nan giải xung đột ở các chung cư - Ảnh 1.

Có một thực tế là, cả với những chung cư đã có ban quản trị, thì vẫn có tình trạng ban quản trị trục lợi trong quá trình tổ chức vận hành. Như VTV từng phản ánh cách đây 3 tháng, có những chung cư, ban quản trị chi tiêu bất thường, không được đối chứng, không được giám sát. Tự thỏa thuận mua sắm, sửa chữa… mà không báo cáo minh bạch với cư dân.

Trong quy định của pháp luật đã quy định rõ ràng… vậy cơ chế giám sát việc vận hành tại các chung cư là như thế nào mà lại để tình trạng này xảy ra? Phải chăng thực trạng này đang bộc lộ sự buông lỏng trong quản lý của cơ quan chứng năng và chính quyền địa phương?

Để chấm dứt tình trạng xung đột, tranh chấp, trả lại những quyền lợi đáng có cho cư dân, bắt buộc chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phải vào cuộc sát sao hơn, chấn chỉnh, rà soát, thắt chặt công tác giám sát, quản lý các chung cư trên địa bàn. Cần thành lập ban quản trị thì thành lập, cần xử lý sai phạm thì xử lý, có như vậy mới có thể đảm bảo trị an xã hội.

Nan giải xung đột ở các chung cư - Ảnh 2.

Cùng trao đổi về vấn đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay với Luật sư Bùi Quang Hưng, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước