Nâng cao trách nhiệm sử dụng mạng xã hội

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 12/08/2023 06:12 GMT+7

VTV.vn -Tất cả cần định danh để thực hiện nghĩa vụ quyền lợi với nhau, xu hướng định danh là xu hướng cần làm.

Đăng ký, xoá tài khoản dễ dàng. Nội dung không kiểm duyệt. Các trang mạng xã hội đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng chống phá Đảng và Nhà nước, lừa đảo, hành vi đánh cắp thông tin, bôi nhọ cá nhân.. tinh vi và quy mô hơn. Cần định danh người dùng trên mạng xã hội như thế nào để tăng cường quản lý và xử lý triệt để? đi kèm bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư ra sao? , VDHN 22h15 trên kênh VTV1.

Thời gian vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước đã liên tục vào cuộc để xử lý những sai phạm, chấn chỉnh hoạt động của các trang mạng xã hội, các tài khoản cá nhân, tổ chức, hội nhóm về nội dung, bài viết, livestream liên quan đến lừa đảo, thông tin sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước… Nhưng với hàng trăm triệu tài khoản mạng xã hội đang hoạt động tại VN như hiện nay.. việc xử lý triệt để sẽ rất khó khăn. Một trong những cái khó mà cũng chính là căn nguyên của mạng xã hội.. đó là xác định "ai" là "ai" ở trên mạng? Vì tạo ra một tài khoản mạng xã hội không khó, việc xoá nó đi lại càng dễ dàng. Cũng vì vậy. những "anh hùng bàn phím", ai muốn nói gì, làm gì trên mạng xã hội cũng được và hệ luỵ cùng những ảnh hưởng của nó đang bị xem thường.

Có thể chia các thông tin thuộc diện bị loại bỏ theo các nhóm chính như sau:

+ Thông tin xâm phạm lợi ích công cộng gồm các nội dung chống phá Đảng và Nhà nước, thù hằn dân tộc, khiêu dâm, bạo lực, bí mật nhà nước.

+ Thông tin bị cấm đối với trẻ em, không phù hợp với sự phát triển của trẻ.

+ Thông tin xâm phạm lợi ích cá nhân, tổ chức, bí mật quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ.

+ Thông tin giả, sai sự thật.

Trên thực tế, đã có các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về những thông tin cần được loại bỏ hoặc hạn chế tiếp xúc trên môi trường mạng như Luật Công nghệ thông tin, Luật Báo chí, Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Luật Quảng cáo, Luật An ninh mạng, Luật Điện ảnh...

Để hạn chế những hệ lụy do từ các tài khoản mạng xã hội chưa thực hiện định danh, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27 sửa đổi, bổ sung Nghị định 72.

Theo đó, người sử dụng mạng xã hội sẽ phải cung cấp tên thật và số điện thoại chính chủ. Chỉ những tài khoản thực hiện định danh mới có thể đăng tải bài viết, bình luận và sử dụng tính năng phát trực tiếp. Ngoài việc hạn chế các hành vi lừa đảo, xác thực bằng số điện thoại cá nhân, còn góp phần giúp người dùng nâng cao trách nhiệm và ý thức khi cung cấp thông tin lên mạng xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất quy định: Các doanh nghiệp có thể từ chối hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet… đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để livestream, đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.

Tất cả cần định danh để thực hiện nghĩa vụ quyền lợi với nhau, xu hướng định danh là xu hướng cần làm. Quản lý sau này đi kèm với chế tài. Những hành vi có thể truy vết.

Việt Nam đang có hệ thống dữ liệu dân cư quốc gia, đang triển khai xác thực định danh điện tử. Nếu đồng bộ hóa dữ liệu này với dữ liệu người dùng mạng xã hội thì mỗi hành vi, phát ngôn của người dùng đều gắn chặt với trách nhiệm pháp lý của họ. Hay nói cách khác, việc xác thực danh tính khi sử dụng mạng xã hội thông qua số điện thoại, hay dữ liệu chính chủ... như một cách nhắc nhở chính người dùng có trách nhiệm hơn với các thông tin đưa ra trên không gian mạng.

Nâng cao trách nhiệm sử dụng mạng xã hội - Ảnh 1.

Cùng trao đổi về vấn đề này với ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước