Làng Đa Sỹ là một làng rèn gia dụng khá đặc biệt tại Hà Nội, với bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Đây là nghề vất vả, quanh năm phải tiếp xúc với hơi than độc hại. Nhất là trong những ngày hè oi bức, người thợ vẫn luôn túc trực bên bếp than rực lửa. Bất chấp cái nóng "ăn đứt" thời tiết mùa hè Hà Nội, đi dọc con đường từ cổng đình dẫn vào làng, tiếng búa, tiếng đe, tiếng kim loại va vào nhau từ máy mài vẫn thi nhau vang lên khắp các xưởng rèn, khiến mặt đất như rung lên từng nhịp.
Cái nóng của thời tiết cộng với nhiệt độ hầm hập của các lò lửa hơn nghìn độ C và những thanh phôi đỏ rực khiến nơi đây nóng gấp nhiều lần so với nhiệt độ ngoài trời
Những người thợ rèn miệt mài với công việc dù thời tiết nắng nóng
Những phôi thép đỏ rực vừa ra lò
Theo nghệ nhân Lê Xuân Hùng chia sẻ“ Đây là một nghề khá vất vả, mùa đông thì nứt nẻ chân tay, mùa hè thì nóng nực. Các sản phẩm làm ra lại đòi hỏi kỹ thuật tốt, chất lượng cao nên muốn theo nghề phải yêu nghề”
Mặc dù làm việc trong nhà có mái che nhưng vẫn không ngăn được sức nóng bởi xung quanh người thợ là lò nung, máy mài và các vật liệu bằng sắt có nhiệt độ cao.
ên trong mỗi lò rèn như những “lò bát quái”
Quạt điện được vận dụng hết công suất nhằm làm giảm cái nóng.
Là nghề đã có truyền thống trăm năm, cũng như là nguồn thu nhập chính của hầu hết các hộ dân trong làng nên những người thợ luôn cố gắng giữ và phát triển nghề của cha ông, chống chọi với nóng để làm nghề.
Mỗi công đoạn được người thợ gia công tỉ mì.
Giữa cái nóng để tránh mất sức người thợ phải điều tiết cơ thể, việc quai búa cũng phải nhịp nhàng, có nhịp ngừng nghỉ.
Chú Thắng thợ rèn chia sẻ vui rằng “làm việc trong nhà mà không trắng được vì trong lò rèn như “chảo lửa” muốn nung luôn cả người thợ rèn. Cũng theo xu thế phát triển hiện nay rất nhiều hộ gia đình ở Đa Sỹ đã đầu tư nhập máy móc nhằm giảm bớt sức người và tăng năng suất làm việc. Nên công việc đỡ vất vả hơn trước đây rất nhiều”.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!