Nhân giống thành công loài cá dày y hệt cá lóc, bảo tồn loại cá tự nhiên đặc sản

Huyền Đào - Thúy Diễm-Thứ sáu, ngày 03/06/2022 18:54 GMT+7

Anh Phạm Văn Phúc (TP Cần Thơ) người nhân giống thành công giống cá dày tự nhiên.

  • https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/630/2022/6/1/h5-16540699906491630400117.jpg
  • https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/630/2022/6/1/h6-1654069990645317272779.jpeg
  • https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/630/2022/6/1/h2-1654069990653679578654.jpg

VTV.vn - Với 8 con cá giống ban đầu lùng mua khắp miền Tây, anh Phúc ở TP Cần Thơ đã dưỡng được 100 cặp bố mẹ và 1.000 con cá dày giống tự nhiên.

Cần Thơ, một anh nông dân đã nhân giống thành công loài cá dày có hình dáng y hệt con cá lóc, vừa bảo tồn loại cá tự nhiên đặc sản đang đứng trước nguy cơ khan hiếm, còn mở ra triển vọng tích cực cho việc tạo thêm sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Cá dày (hay cá dầy) có hình dáng gần giống với cá lóc, nhưng có phần thân ngắn và tròn hơn. Cá dầy có nhiều vệt đen trắng xen kẽ ở bụng, đầu nhọn, thịt cá ngọt. Dưới tác động của việc khai thác tận diệt, loại cá này đang khan hiếm dần trong tự nhiên. Do hiếm có ngoài đồng, nhiều người chấp nhận mua cá dày với giá cao hơn 100.000 đồng/kg nhưng không phải chỗ nào cũng có bán.

Nhân giống thành công loài cá dày y hệt cá lóc, bảo tồn loại cá tự nhiên đặc sản - Ảnh 1.

Cá dầy có hình dáng gần giống cá lóc, nhưng phần thân ngắn và tròn hơn. Cá dầy có nhiều vệt đen trắng xen kẽ ở bụng, đầu nhọn, thịt cá ngọt.

Trong khi đó, việc nhân giống và thuần dưỡng loại cá này vì nhiều lý do mà hầu như rất hiếm, anh Phạm Văn Phúc (35 tuổi, ngụ ấp Đông Thạnh, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, Cần Thơ) cứ trăn trở mãi. Bởi từ tấm bé, chàng trai này đã gắn bó với nhiều loại cá, nhưng nói về việc nuôi hay nhân giống loài cá dày thì hầu như chẳng thấy ai làm. Anh Phúc tâm sự: "hơn chục năm về trước, trong tự nhiên cá dầy vẫn còn khá nhiều, thịt cá trắng, ngọt và thơm hơn con cá lóc nhiều lần. Mãi đến vài năm gần đây, lắm lúc thèm mua ăn không có, vào nhà hàng rất là mắc. Thấy vậy tôi mới nghĩ, sau mình không nuôi và nhân giống loại cá này. Nghĩ là năm 2017 tôi bắt tay làm luôn".

Nghĩ là làm, vào năm 2017 anh Phúc lặn lội khắp các vựa cá ở miền Tây từ vùng Miệt Thứ đất Kiên Giang, cho đến đất Hậu Giang, hay An Phú (tỉnh An Giang) hễ nghe chỗ nào có cá dày, anh đều tìm tới để mua nhưng vẫn khó gom cá giống. Chật vật lắm anh mới tìm được 11 con cá dày từ vùng Miệt Thứ đem về nuôi.

Tận dụng khoảng đất trống gần 100m2 sau nhà, anh làm bể bạt để nuôi cá dày. Dù có thâm niên nuôi cá lóc, cá rô và nhiều loại cá khác,…nhưng khi tiếp xúc với con cá dầy, anh Phúc vẫn gặp không ít khó khăn, cá giống hao hụt nhiều. Nhờ sự kiên trì và quyết tâm sau 2 năm sưu tầm, thuần dưỡng, 8X này đã thành công với việc cho sinh sản lứa cá dầy đầu tiên.

"Con cá dầy thấy vậy chứ khó không phải khó, mà dễ cũng không phải dễ. Mình biết tính ý nó là dễ, hầu như không kén nguồn nước, nước khoảng 1 tuần thay 1 lần cũng không sao. Bệnh thì hầu như không có thấy, từ hồi nuôi đến nay cũng gần 5 năm rồi, không thấy bệnh gì" anh Phúc nói.

Nhân giống thành công loài cá dày y hệt cá lóc, bảo tồn loại cá tự nhiên đặc sản - Ảnh 2.

Anh Phúc đang hướng dẫn mọi người cách phân biệt cá dầy đực, cá dày cái cũng như cách nhân giống loại cá đặc sản.

8X này nói thêm: cá dầy dễ nuôi, có sức sống mạnh, mực nước trong bể bạt chỉ cần cao từ 70-80 cm và thay nước 1 tuần/lần. Tuy nhiên, thức ăn yêu cầu đạm cao, chậm lớn. Nếu bán cá thịt thời gian nuôi khoảng 18 tháng.

Cá dầy không cần ép đẻ vì loài này tự giao phối. Cá dầy sinh sản được tối đa 3 lần/năm, mỗi lần cách nhau 1 tháng rưỡi. Nếu bán cá thịt thời gian nuôi khoảng 18 tháng.

"Bí quyết cá dày sinh sản này là chịu khó, đẻ phải vớt ra liền chứ không bỏ phế được, canh nó lớn sao ăn sao. Từ lúc đẻ ra đến 3 tuần hơi cực. Khi nó đẻ canh vớt ra tạo trứng nước cho nó ăn nữa canh hàng ngày, 1 tuần đầu ăn trứng nước sau đó trùng trĩ tuần thứ 3 ăn cá mồi (tức là những loại cá nhỏ) được là nhẹ lo" anh Phúc bật mí thêm.

Với 8 con cá giống ban đầu, hiện anh Phúc đang dưỡng 100 cặp cá dầy bố mẹ và 1.000 con cá dầy giống. Trước đó, anh đã xuất bán hơn 25.000 con cá dày giống, giá bán dao động 3.500-7.000 đồng/con, thu về hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không đủ nguồn cung.

Vượt hàng trăm km từ huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng để tìm đến nhà anh Phúc, anh Trần Văn Tính vẫn háo hức khi được anh Phúc chia sẻ bí quyết để thuần dưỡng loại cá dầy đặc sản này. Anh định bụng, lên xem mô hình thử nếu được sẽ mua về phát triển kinh tế thêm.

"Từ lúc tôi còn nhỏ, con cá dày ít hơn cá lóc, cá dày rẻ tiền hơn cá lóc, cá dày thịt ngon hơn sau này kiếm cá dày ăn rất khó sau này chụp đìa mới có mà số lượng cũng rất ít vài ký chứ nhiều không có. Mình thích thấy anh Phúc nuôi nhân giống mình cũng tìm tòi đến nuôi sau này mình muốn nhân giống ra, thấy con cá này tiềm năng". Vừa chăm chút 10 cặp cá dầy bố mẹ được anh Phúc nhượng lại, vừa nói.

Nhân giống thành công loài cá dày y hệt cá lóc, bảo tồn loại cá tự nhiên đặc sản - Ảnh 3.

Cận cảnh những con cá dầy béo ú, với phần vẩy màu xanh và hoa văn bắt mắt.

Trước đó, Tiến sĩ Nguyễn Bạch Loan – Bộ môn Khoa học vật nuôi (Khoa Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kiên Giang) đã thành công trong việc cho cá dày sinh sản nhân tạo. Nghiên cứu còn chỉ ra thêm: cá dày còn có khả năng thích nghi rất tốt với môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, có thể chịu được ngưỡng mặn 22 phần ngàn nên rất rộng đường chăn nuôi.

Việc cho cá dày sinh sản nhân tạo có ý nghĩa rất lớn, phần nào anh Phúc đã bảo tồn loại cá tự nhiên đặc sản đang đứng trước nguy cơ khan hiếm, còn mở ra triển vọng tích cực cho việc tạo thêm sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, còn góp phần cung ứng nguồn con giống thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước