Nỗ lực đẩy lùi mù lòa, vì một thế giới không có glôcôm

Vân Nguyễn-Thứ bảy, ngày 16/03/2024 12:12 GMT+7

VTV.vn - Theo chuyên gia từ Tuệ Anh Eye Care, người trên 40 tuổi; người có người thân mắc bệnh glôcôm hoặc di chứng từ một số bệnh nền thuộc nhóm có nguy cơ cao với bệnh glôcôm.

Glôcôm là bệnh lý nguy hiểm và không có khả năng hồi phục thị lực. Glôcôm được biết đến với tên dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước và là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Bệnh có diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, đa số người bệnh tới các cơ sở y tế thăm khám trong tình trạng đã xuất hiện những cơn đau nhức hoặc khi thị lực đã suy giảm trầm trọng.

TS.BS Đặng Trần Đạt –Trưởng khoa Khám và điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Mắt Trung Ương và Giám đốc chuyên môn Hệ thống Mắt Tuệ Anh cho biết, glôcôm là một bệnh lý phức tạp, khó để kiểm soát. Bệnh có diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, đừng chờ đến khi có cơn đau nhức mắt hay giảm thị lực mới đi khám vì lúc này bệnh đã nặng và hầu hết là không hồi phục.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc glôcôm thường là những người trên 40 tuổi; người có người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị em, con cái) mắc bệnh glôcôm; người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch; người mắc tật khúc xạ như cận viễn thị cao, lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh; người sử dụng thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài, người có tiền sử chấn thương ở mắt.

Nỗ lực đẩy lùi mù lòa, vì một thế giới không có glôcôm - Ảnh 1.

Glôcôm được phát hiện sớm nhưng vẫn để lại di chứng nhất định.

Trường hợp của bác Nguyễn Ngọc Dương (Cầu Giấy, Hà Nội) - Hiện đang được TS.BS Đặng Trần Đạt điều trị là một ví dụ. Bác phát hiện glôcôm từ 2016 thông qua khi thăm khám mắt định kỳ. Bác sĩ cho biết tuy bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng chỉ bảo tồn được thị lực ở những vùng tế bào thần kinh chưa bị tổn thương, còn những phần đã bị chết đi do glôcôm thì không thể hồi phục lại như cũ.

Bác Dương chia sẻ: "May mắn tôi phát hiện bệnh glôcôm khi chưa quá muộn. Một số bạn bè của tôi cũng mắc glôcôm nhưng phát hiện muộn thì không chữa được nữa, hiện đã mất thị lực hoàn toàn."

Cho đến nay chưa có biện pháp nào có thể phòng được bệnh glôcôm. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm, theo dõi thường xuyên là rất quan trọng. Các đối tượng có nguy cao như người trên 40 tuổi nên đi khám mắt 1 năm 1 lần, người có người thân mắc bệnh glôcôm nên khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần. Tại Tuệ Anh Eye Care, quy trình khám thường quy luôn có đo nhãn áp bằng máy không chạm hiện đại nhất hiện nay nhằm phát hiện sớm bệnh glôcôm.

Nhằm khuyến khích cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại mù lòa do glôcôm gây ra, Tuần lễ bệnh glôcôm thế giới được tổ chức đều đặn hằng năm với nhiều hoạt động được diễn ra tại các quốc gia. Chủ đề năm nay là "Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh glôcôm" nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bệnh lý, hướng dẫn, tuyên truyền các giải pháp nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị glôcôm, giành lại ánh sáng cho hơn hàng nghìn bệnh nhân, Hệ thống mắt Tuệ Anh (Tuệ Anh Eye Care) được biết đến là một trong những cơ sở nhãn khoa có tiếng trong điều trị glôcôm tại Hà Nội. Hưởng ứng tuần lễ glôcôm thế giới 2024, Tuệ Anh Eye Care đưa ra chương trình "Miễn phí tầm soát glôcôm chủ nhật hàng tuần trong tháng 3/2024" nhằm chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi mù lòa cho bệnh lý gây ra. Chương trình khám bệnh miễn phí sẽ diễn ra tại số 15 Phạm Tu, Đại Kim, Hoàng Mai, TP Hà Nội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước