"Ô nhiễm trắng" bao phủ các cảng cá

VTV Digital-Thứ tư, ngày 17/05/2023 11:54 GMT+7

VTV.vn - Ô nhiễm rác thải nhựa bao phủ các cảng cá. Việc thu gom, tái chế nilon chỉ như muối bỏ bể khi việc dùng và xả thải nilon đã trở thành thói quen.

CHUYỆN NGƯỜI NHẶT TÚI BÓNG Ở CẢNG CÁ

Theo "Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương", đến năm 2030, nước ta sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương; 100% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom… Tại nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương ven biển, nhiều chương trình, chiến dịch hành động nhằm giảm thiểu phát thải rác thải nhựa đã được triển khai để có thể hạn chế được tình trạng ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm trắng ven biển… Tuy nhiên, thực tế, tình trạng ô nhiễm trắng tại các khu vực ven biển, trong đó có các cảng cá thì vẫn đang diễn ra.

Ô nhiễm trắng bao phủ các cảng cá - Ảnh 1.

Nilon trắng cũng là sản phẩm ở cảng cá này mà ông Minh đã "thu hoạch" suốt gần 10 năm qua. Đến nay, bờ biển trắng nilon trở thành một phần sinh kế của ông. Bởi, trung bình mỗi ngày, lượng túi bóng ướt thu gom cũng vào khoảng 50 - 60kg. Túi bóng có giá 3.000 đồng/kg, 30.000 đồng/yến. Hai tháng, ông Minh kiếm được 2 - 2,5 triệu đồng.

3.000 đồng/kg là giá của túi bóng đã giặt sạch, phơi khô. Điều này đồng nghĩa, để thu về 1 triệu đồng, ông Minh đã phải bán hơn 300kg túi bóng/ tháng.

Ô nhiễm trắng bao phủ các cảng cá - Ảnh 2.

Không lo thiếu việc trong ngày biển động khi thuyền bè chưa kịp đi hay về bến, bởi "của để dành" của ông Minh là nhiều bao lớn, bao nhỏ túi bóng đã thu nhặt mà chưa kịp giặt. Hơn nữa khi lượng túi ngày cũ còn đang được gom thì thuyền cập bến, lượng túi mới lại về theo những túi cá.

KHÓ KHĂN GIẢM THIỂU "Ô NHIỄM TRẮNG" CẢNG CÁ

Việc thu gom và tái chế lại lượng túi nilon đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm trắng tại các vùng ven biển. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giải pháp ở phần ngọn khi giải bài toán giảm thiểu ô nhiễm trắng trắng. Bởi, khi không thể cắt giảm hay hạn chế nguồn phát thải thì việc thu gom, xử lý lượng nilon, rác thải nhựa vẫn sẽ chỉ như muối bỏ bể.

Ô nhiễm trắng bao phủ các cảng cá - Ảnh 3.

Theo thống kê của Ban lý cảng cá Nghệ An, 60 - 70% lượng rác thải tại các cảng cá đơn vị này quản lí là các loại rác thải nhựa, nhất là tại cảng Lạch Vạn, khi phần đa thuyền bè đánh bắt theo phương pháp giã cào… Sản lượng thấp nhưng lại có quá nhiều chủng loại, đòi được phân loại.

Ô nhiễm trắng bao phủ các cảng cá - Ảnh 4.

Và tất nhiên, trong khi chờ đợi việc chuyển đổi dần phương pháp đánh bắt, để những bịch nilon thực sự trở nên thân thiện với môi trường thì túi bóng cần bớt trắng bờ bằng chính ý thức của người dân.

BỜ BIỂN NGẬP RÁC: BẤT LỰC XỬ LÝ?

Theo số liệu của báo cáo phân tích ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam của Ngân hàng thế giới vào năm 2022, chất thải nhựa chiếm phần lớn lượng chất thải được tìm thấy ở các khu vực ven sông và ven biển, chiếm 94% tổng lượng rác thải và 71% trọng lượng. 10 loại nhựa phổ biến nhất như mảnh nhựa mềm, mảnh nhựa cứng, hộp xốp đựng thực phẩm, bao bì bim bim - bánh kẹo chiếm hơn 80% tổng lượng rác thải nhựa rò rỉ vào đường thủy.

Ô nhiễm trắng bao phủ các cảng cá - Ảnh 5.

Vậy nên, để ngăn chặn rác thải và đặc biệt là các loại rác thải nhựa xâm nhập vào biển, việc xử lý các khu vực rác ven bờ cần được thực hiện triệt để. Tuy nhiên vẫn có những bãi rác tự phát ven biển, rác chỉ biết chờ để trôi ra đại dương.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản trên biển Nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản trên biển Giới khoa học cảnh báo tác động của ô nhiễm tiếng ồn đối với môi trường biển Giới khoa học cảnh báo tác động của ô nhiễm tiếng ồn đối với môi trường biển Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước