Vụ việc quấy rối tình dục xảy tại một đơn vị xuất bản vừa qua đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng. Đây là câu chuyện tiêu cực, tuy nhiên, điều tích cực là sự thay đổi trong cách phản ứng của cộng đồng, và kết quả là sự việc đã được xử lý ở một mức độ nhất định, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Theo Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, cho biết, thông qua một chia sẻ trên mạng xã hội của người quen của nạn nhân, sự việc đã tạo ra một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Sự quan tâm lớn của cộng đồng này đã khiến người bị tố cáo phải tạm dừng công việc quản lý và thậm chí có độc giả bày tỏ quan điểm sẽ không ủng hộ đơn vị xuất bản này nữa. Đây thực sự là một bước tiến tích cực trong việc nhận thức và xử lý vấn đề quấy rối tình dục trong cộng đồng.
Cũng theo Tiễn sĩ Khuất Thu Hồng phản ánh về tình trạng có ý kiến cho rằng nạn nhân có thể phải chịu trách nhiệm về việc bị quấy rối là không đúng và không công bằng. Tiến sĩ cũng khuyến khích mọi người nên lắng nghe và hỗ trợ nạn nhân, thay vì đổ lỗi hoặc kỳ thị họ.
Về việc giải thích các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là "thể hiện sự quan tâm quý mến, không vượt quá giới hạn đạo đức", Tiến sĩ Khuất Thu Hồng đã phản đối và nhấn mạnh rằng không có lý do nào có thể biện minh cho những hành vi như vậy, đây là hành động không thể chấp nhận trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Sự đánh giá và nhìn nhận khách quan của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các vụ việc quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trong trường hợp vụ việc gần đây, lãnh đạo của đơn vị đã phải ngay lập tức đưa ra phương án xử lý công khai do áp lực từ cộng đồng. Điều này cho thấy rằng sự đồng thuận và ủng hộ từ cộng đồng có thể thúc đẩy các tổ chức và cá nhân đứng ra xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để xóa bỏ quấy rối tình dục từ nơi làm việc, trách nhiệm sẽ thuộc về nhiều phía. Trước hết, các doanh nghiệp cần phải thiết lập các chính sách và quy định rõ ràng về quấy rối tình dục và áp dụng chúng một cách nghiêm túc. Lãnh đạo và các nhân viên cũng cần phải tham gia vào việc tạo ra môi trường làm việc an toàn và không phân biệt đối xử. Nếu không xử lý tình hình, đơn vị sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề không chỉ về mặt uy tín mà còn về mặt kinh doanh, như đã thấy trong trường hợp của đơn vị xuất bản vừa qua.
Với nạn nhân, việc tố cáo đến cơ quan chức năng là một bước quan trọng. Họ cần liên hệ với các cơ quan như cảnh sát hoặc cơ quan quản lý lao động để báo cáo vụ việc và nhận được sự hỗ trợ pháp lý. Mặc dù hầu hết các vụ việc xảy ra bất ngờ và nạn nhân không kịp chuẩn bị bằng chứng, nhưng việc tố cáo vẫn là bước đầu tiên quan trọng trong việc bảo vệ bản thân và ngăn chặn các vụ quấy rối tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!