Sau COVID-19, thanh niên bất ngờ phát hiện bệnh nguy hiểm

PV (Theo SK&ĐS)-Thứ tư, ngày 13/04/2022 10:33 GMT+7

Bộ Y tế nhận định, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Số ca mắc COVID-19 giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.

VTV.vn - Khỏi COVID-19 được 2 tuần nhưng vẫn ho nhiều, thậm chí khạc ra máu, chàng trai 25 tuổi (Hà Nội) đi khám và bất ngờ khi phát hiện bị huyết khối hoàn toàn động mạch phổi.

Ho nhiều, khạc ra máu sau mắc COVID-19, chàng trai ở Hà Nội phát hiện bệnh nguy hiểm

Theo lời kể của bệnh nhân, các biểu hiện của anh khi mắc COVID-19 không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 tuần sau khi khỏi bệnh anh vẫn ho nhiều, khạc ra máu nên đi khám.

BS Đào Huy Hiếu, thành viên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 cho biết bệnh nhân khá trẻ, cao 1m74 nặng 75kg, có tiền sử rối loạn lipid. Đặc biệt, các chỉ số cholesterol và đường huyết của bệnh nhân cũng rất cao.

Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm D-dimer (chỉ số huyết khối trong máu) và cho kết quả tăng khá cao. Ở người bình thường chỉ số này là 0-500 ng/mL thì của bệnh nhân lên tới 4.665 ng/mL.

Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có huyết khối ở phổi nên chỉ định chụp CT. Kết quả cho thấy huyết khối hoàn toàn động mạch phổi phải. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết thành công.

Theo các bác sĩ, trường hợp trên may mắn nhờ chẩn đoán kịp thời nên đã thoát chết trong gang tấc. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định. Với những người bị huyết khối phổi nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, cục máu đông có thể gây hoại tử mô phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Bác sĩ khuyên F0 khi đã âm tính với COVID-19 mà vẫn ho kéo dài, không cắt được cơn, có nhịp tim nhanh kèm theo khó thở và đặc biệt ho ra máu thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh biến chứng đáng tiếc. Đặc biệt, nhóm nguy cơ cao như người có bệnh nền (tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường...) thì nên đi khám trước khi có triệu chứng xảy ra.

Trẻ 2 tuổi hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân vì ngộ độc rượu

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 12/4 cho biết tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhi S.S.B. (2 tuổi, dân tộc Mông, trú tại huyện Bắc Hà, Lào Cai) trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.

Ông nội của bệnh nhi cho biết khoảng 2 giờ ngày 5/4, bệnh nhi dậy uống nước. Thấy ca rượu để trên bàn nên rót ra bát uống gần hết một bát (khoảng 200 ml rượu). Đây là số rượu do gia đình uống còn lại từ hôm trước.

Sau đó, bé đi ngủ, đến sáng người nhà gọi không tỉnh, có cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân. Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc rượu xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.

Theo BS Vũ Thị Hải Yến, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đây là trường hợp ngộ độc rượu ở trẻ có độ tuổi nhỏ nhất từ trước đến nay tại bệnh viện. Nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu, bia sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng với trẻ nhỏ chỉ cần uống một ngụm nhỏ cũng có thể bị ảnh hưởng vì cồn gây kích thích thần kinh.

Khi uống số lượng lớn sẽ gây hại cho não, mắt, gan, thận, thần kinh... của trẻ. Do đó, người lớn tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống thử bia, rượu cũng như các thức uống có cồn

Các bác sĩ khuyến cáo: Không khuyến khích, cổ vũ trẻ uống rượu, bia, không để rượu, bia, các chai hóa học độc hại,...gần trẻ; Khi trẻ đã ăn hoặc uống phải các chất độc hại phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề cấp cứu, đồng thời mang theo đồ ăn, uống mà trẻ đã bị ngộ độc đến bệnh viện để xét nghiệm độc chất

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước