"Sống về đêm" - Lợi bất cập hại

Minh Toàn-Thứ năm, ngày 22/12/2022 12:33 GMT+7

VTV.vn - Thức khuya thường xuyên gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và các tác động tiêu cực đến tâm lý nhưng nhiều sinh viên vẫn bất chấp nguy hiểm, duy trì thói quen độc hại này.

Thức khuya không còn là cụm từ quá xa lạ đối với giới trẻ, đặc biệt là những sinh viên. Nhiều người hình thành thói quen thức khuya từ thời học trung học, có những bạn khi lên đại học, sống xa gia đình, bắt đầu hình thành thói quen này.

Lý do được các bạn đưa ra là: bận học, bận đi làm thêm, bận đi chơi, trải nghiệm… nên khó có thể ngủ sớm. Vì vậy, giấc ngủ của nhiều sinh viên thường bắt đầu từ sau 12h đêm, thậm chí khoảng 2-3h sáng, họ thường được gọi vui với tên "những người sống giờ Mỹ".

Dẫu biết thời gian sinh hoạt không khoa học như vậy có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể, lâu dần có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm, thế nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn duy trì việc thức khuya như một thói quen khó bỏ.

Hồ Hữu Hùng (20 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) hiện là sinh viên của một trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hùng đang theo học chuyên ngành thiết kế đồ hoạ và cảm thấy khó khăn trong việc tìm được công việc phù hợp với ngành đang học. Đó là lý do chính khiến Hùng quyết định làm thêm ở một chuỗi cửa hàng tiện lợi để có thể trang trải học phí, sinh hoạt phí… Tuy nhiên, thời gian làm việc kéo dài đến 23h lại khiến quỹ thời gian vốn đã chẳng dư dả nay lại trở nên eo hẹp hơn.

Sống về đêm - Lợi bất cập hại - Ảnh 1.

Hùng luôn tranh thủ mọi thời gian rảnh để có thể học tập những kỹ năng mới phù hợp với ngành nghề đang theo học. Ảnh: Minh Toàn.

Hiện là sinh viên năm 2 và chỉ phải theo học 1 ca ở trường nên Hùng chủ động hơn trong việc sắp xếp quỹ thời gian của mình. Buổi sáng, Hùng có mặt ở trường để học ca sáng, chiều đi làm thêm và đêm muộn là khoảng thời gian Hùng dành cho việc tự học và ôn luyện.

Hùng chia sẻ: "Ca sáng của em bắt đầu từ 9h nhưng do nhà xa và mất khoảng 1 tiếng để di chuyển nên em phải thức dậy lúc 7h. Làm thêm thì từ 14h-23h, em về nhà tắm rửa vệ sinh nữa là khoảng 12h đêm bắt đầu học bài. Hôm nào học xong sớm thì 1h-2h em ngủ, muộn hơn nữa là khoảng 3h-4h".

Dù biết việc thức khuya thường xuyên không hề tốt nhưng để vừa đi làm thêm vừa đảm bảo kết quả học tập, Hùng buộc phải thức khuya để đạt được hiệu quả công việc ở mức tốt nhất.

"Em cũng chẳng muốn thức khuya đâu nhưng bây giờ, ngày em đi làm đêm về không học thì tiền làm thêm không đủ bù cho tiền học lại…" - Hùng nói.

Nguyễn Duy Hiệp (19 tuổi, sinh viên) cũng là một người "sống giờ Mỹ" chia sẻ: "Mình bắt đầu thức khuya từ hồi năm nhất, sống xa gia đình, không ai quản lý và cũng muốn trải nghiệm nhiều cái mới nên mình hay thức khuya, lâu dần thì nó thành thói quen…".

Do theo học 2 trường đại học cùng lúc nên lượng kiến thức mà Hiệp cần tiếp nhận cũng lớn hơn theo đó mà giờ đi ngủ cũng ngày trở nên muộn hơn. Thức khuya đã trở thành thói quen khó bỏ của Hiệp.

Tương tự như Hùng, do cần tiền để trang trải học phí, sinh hoạt phí nên Hiệp đã vừa học vừa làm để có thể giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Hiện là sinh viên nên Hiệp gặp khó khăn trong việc tìm việc làm đúng ngành đúng nghề và xe ôm công nghệ là sự lựa chọn của Hiệp vì có thể kiểm soát được thời gian làm việc và thu nhập cũng ở mức ổn.

Hiệp học ca chiều tại trường và bắt đầu thời gian làm việc từ khoảng 19h-4h sáng. Khi được hỏi tại sao không lựa chọn làm việc vào buổi sáng mà lại chạy buổi đêm, Hiệp bộc bạch: "Giao hàng vào buổi tối và buổi đêm thì tiền công sẽ cao hơn chạy ban ngày và một phần là do quen giấc nên không đi làm thì cũng không ngủ sớm được…". Hiệp trở về nhà lúc 5h sáng và giấc ngủ kéo dài tới 11h trưa.

Khác với Hùng và Hiệp, Trương Quốc Khánh (19 tuổi, sinh viên) không tham gia và các công việc làm đêm nên quỹ thời gian của Khánh có phần dư dả hơn Hùng và Hiệp, thế nhưng thức khuya đã trở thành thói quen khó bỏ của Khánh.

Sống về đêm - Lợi bất cập hại - Ảnh 2.

Khánh thường xuyên chơi game vào đêm khuya vì cho rằng khoảng thời gian này tương đối yên tĩnh và có thể tập trung chơi game. Ảnh: Minh Toàn)

Khánh chia sẻ: "Lúc trước em làm DJ ở bar nên quen giấc không ngủ sớm được. Bây giờ, lên đại học xa gia đình, không ai quản lý nên hay thức khuya chơi game, hôm nào không chơi game thì lên bar, lên pub hoặc là xem World Cup, EURO… đến 2h-3h sáng thì ngủ. Nói chung là hôm nào mệt lắm thì ngủ sớm không thì khoảng 2-3h sáng".

Nói là ngủ sớm nhưng "ngủ sớm" của Khánh thường bắt đầu sau 12h đêm. Do ca học buổi sáng bắt đầu lúc 7h sáng nên Khánh phải dậy từ 6h30 để chuẩn bị. Ngủ không đủ giấc khiến Khánh luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi, không thể tập trung. Không kịp ăn sáng cũng là một trong số những lý do dẫn đến sự mệt mỏi, uể oải của Khánh.

Dẫu biết nếu thường xuyên thức khuya, bỏ bữa sáng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của bản thân nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà Hùng, Hiệp và Khánh vẫn thường xuyên duy trì thói quen độc hại này.

Lợi bất cập hại

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam: "Việc ngủ nghỉ không đúng giờ sinh học sẽ phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, khiến thời gian ngủ nghỉ bị rối loạn, làm cho các hoạt động nội tiết của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng hồ sinh học bị rối loạn kéo dài là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức đề kháng…".

Ngoài ra, việc thức khuya ngủ muộn và vẫn phải dậy sớm đi làm, đi học sẽ khiến chúng ta bị thiếu ngủ. Sau vài ngày hoặc 1 tuần, cơ thể có thể quen với lịch trình thiếu ngủ, nhưng các chức năng cơ thể của chúng ta vẫn có thể bị suy giảm. Không có nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu ngủ gây ra tổn hại nào ngay lập tức cho cơ thể. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, có thể có gây ra các vấn đề về sức khỏe giấc ngủ...

Một vài tác động xấu đến cơ thể có thể kể đến như: tăng nguy cơ gây tai nạn,giảm khả năng tập trung, tỉnh táo, suy giảm trí nhớ, gây vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe: tăng huyết áp, tăng nồng độ hormone gây căng thẳng và nhịp tim không đều.

Theo các nghiên cứu, 90% người bị chứng mất ngủ hoặc các rối loạn về giấc ngủ có tỷ lệ mắc các bệnh như đột quỵ, rối loạn nhịp tim, suy tim, tăng huyết áp và đái tháo đường, gây lão hóa, nguy cơ dẫn đến ung thư, làm thay đổi chức năng miễn dịch và tăng khả năng bị bệnh, gây tăng cân, tăng nguy cơ tử vong, giảm nhu cầu tình dục… thậm chí có thể ảnh hưởng đến tâm trạng: thiếu ngủ và mất ngủ kéo dài có thể gây ra triệu chứng trầm cảm.

Trong một nghiên cứu về giấc ngủ ở Mỹ năm 2005, những người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm.

Ngoài ra, việc thường xuyên thức khuya cũng dẫn tới việc không thể đảm bảo bữa sáng. Trong đêm, cơ thể sử dụng rất nhiều năng lượng dự trữ để phát triển và bù đắp cho những tiêu hao trong ngày. Vì vậy một bữa sáng cân bằng sẽ giúp bổ sung năng lượng, tăng cả protein và canxi để bù lại phần đã được sử dụng trong đêm trước.

Nếu cơ thể không nhận được nhiên liệu đó từ thực phẩm, bạn có thể cảm thấy bị cạn kiệt năng lượng.

Thậm chí việc này còn có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mãn tính, đặc biệt là đột quỵ. Nghiên cứu trên tạp chí American College of Cardiology, những người có ăn sáng dù ít hay nhiều thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch chỉ khoảng 21%, còn những người không ăn sáng là 67%.

Những người nhịn bữa sáng cũng có thể có xu hướng ăn nhiều hơn vào các bữa khác, gây ra sự mất cân đối dinh dưỡng tổng thể trong cả ngày, 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước